Số tiền chi hoa hồng bảo hiểm có thuộc chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp không?
Số tiền chi hoa hồng bảo hiểm có thuộc chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 69 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 80/2019/NĐ-CP) quy định về chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài như sau:
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;
- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Chi hoa hồng bảo hiểm;
- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;
- Chi giám định tổn thất;
- Chi phí thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);
- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;
- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
- Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: chi tư vấn bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm;
- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật
...
Theo đó, số tiền cho hoa hồng bảo hiểm thuộc về chi phí hoạt động kính doanh bảo hiểm của doanh nghiệp.
Số tiền chi hoa hồng bảo hiểm có thuộc chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Việc chi tiền hoa hồng bảo hiểm được doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về nguyên tắc xác định chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài như sau:
Nguyên tắc xác định chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch toán chi phí theo các nguyên tắc sau:
1. Các khoản chi phải đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc bằng chứng chứng minh.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được chi tối đa 2% số phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP .
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý không vượt quá 50% hoa hồng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm đã khai thác trong năm tài chính.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý không vượt quá 50% hoa hồng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm đã khai thác trong năm tài chính.
Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý thì có thể giảm phí bảo hiểm cho bên mua không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về nguyên tắc chung trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm như sau:
Nguyên tắc chung trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm
...
5. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trực tiếp bán bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe cho bên mua bảo hiểm và không phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể giảm phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm được giảm tối đa không vượt quá tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư này. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm xây dựng quy trình giảm phí, mức giảm phí. Tổng Giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm phê chuẩn quy trình này và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
6. Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài đồng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm phải quy định rõ tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đứng đầu, tỷ lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đồng bảo hiểm phải cùng chịu trách nhiệm về những cam kết trong hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp bán bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe cho bên mua bảo hiểm và không phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể giảm phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?