Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đã nộp có được bù trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam không?
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đã nộp có được bù trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam không?
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được xác định như thế nào?
- Nếu có sự khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết 107/2023/QH15 với Luật thì xử lý như thế nào?
Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đã nộp có được bù trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam không?
Đối chiếu với quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị quyết 107/2023/QH15 về kê khai, nộp thuế và quản lý thuế:
Theo đó, số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đã nộp theo quy định tại Nghị quyết 107/2023/QH15 được bù trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam tương ứng đối với phần thu nhập nhận được do đầu tư ở nước ngoài.
Lưu ý: Đối với quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn, thời hạn nộp Tờ khai thông tin theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm theo Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính và thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đã nộp có được bù trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC
Số thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = [Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)] x Thuế suất thuế TNDN
Trong đó:
(1) Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì:
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế TNDN - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
(2) Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Nếu có sự khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết 107/2023/QH15 với Luật thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị quyết 107/2023/QH15 điều khoản thi hành:
Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.
Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
2. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.
3. Trường hợp sau ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu có hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu thì Chính phủ quy định nội dung cụ thể để thực hiện; trường hợp có nội dung trái với quy định của Nghị quyết này thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; trường hợp cấp bách trong thời gian Quốc hội không họp thì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất./.
Như vậy, trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết 107/2023/QH15 với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của Nghị quyết 107/2023/QH15.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 107/2023/QH15 thì:
Quốc hội giao Chính phủ, các Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình:
+ Chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, chính sách quy định tại Nghị quyết 107/2023/QH15;
+ Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện Nghị quyết;
+ Chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác đa phương về trao đổi thông tin tự động phục vụ việc thu thuế tối thiểu toàn cầu;
+ Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai chính thức, phân công trách nhiệm, tổ chức bộ máy, nguồn lực để kịp thời đáp ứng năng lực thực hiện cho cơ quan thuế, có biện pháp nâng cao tuân thủ tự nguyện cho người nộp thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?