Số lượng thành viên của đội phòng cháy chữa cháy cơ sở đối với cụm công nghiệp có 200 người thường xuyên làm việc theo quy định là bao nhiêu?
- Trách nhiệm trong việc phòng cháy chữa cháy của người đứng đầu cụm công nghiệp là gì?
- Số lượng thành viên của đội phòng cháy chữa cháy cơ sở đối với cụm công nghiệp có 200 người thường xuyên làm việc theo quy định là bao nhiêu?
- Không bảo đảm đủ lực lượng trong đội phòng cháy chữa cháy cơ sở theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trách nhiệm trong việc phòng cháy chữa cháy của người đứng đầu cụm công nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về việc thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành như sau:
Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
1. Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
...
Như vậy, người đứng đầu cụm công nghiệp có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
Trách nhiệm trong việc phòng cháy chữa cháy của người đứng đầu cụm công nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Số lượng thành viên của đội phòng cháy chữa cháy cơ sở đối với cụm công nghiệp có 200 người thường xuyên làm việc theo quy định là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về việc thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành như sau:
Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
...
3. Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành:
a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;
c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;
d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;
...
Như vậy, đối với cụm công ngiệp có khoảng 200 công nhân làm việc thường xuyên thì biên chế của đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.
Không bảo đảm đủ lực lượng trong đội phòng cháy chữa cháy cơ sở theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành như sau:
Vi phạm quy định về thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không tổ chức trực tại cơ sở hoặc tại các vị trí yêu cầu có người thường trực theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành không bảo đảm số người theo quy định của pháp luật;
b) Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
c) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
d) Không cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời căn cứ Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Như vậy, đối với hành vi không bảo đảm đủ lực lượng trong đội phòng cháy chữa cháy cơ sở theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?