Số điện thoại phòng cháy chữa cháy là số mấy? Hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà chung cư, cao tầng, nhà ở?
Số điện thoại phòng cháy chữa cháy là số mấy?
Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ gây nên những thiệt hại về con người, tài sản. Để giảm nguy cơ thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ thì ngoài việc trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy thì việc đầu tiên mà mỗi người nên làm là gọi ngay đến số điện thoại phòng cháy chữa cháy để báo tin.
Vậy số điện thoại phòng cháy chữa cháy là số mấy?
Hiện nay, tổng đài 114 là đầu số được quy định để tổ chức, cá nhân gọi điện thoại báo tin khẩn cấp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra.
Số điện thoại phòng cháy chữa cháy 63 tỉnh thành? Hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà chung cư, cao tầng, nhà ở?
Cục cảnh sát PCCC hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà chung cư, cao tầng, nhà ở?
Vừa qua, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Bộ Công an đã đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn người dân thoát nạn khi cháy nhà chung cư, cao tầng.
Cụ thể, để đảm bảo an toàn PCCC và thoát nạn khi có cháy, người dân cần lưu ý một số vấn đề sau:
(1) Cần bình tĩnh suy xét, tìm lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn có kí hiệu Exit hoặc nghe thông báo qua loa
(2) Khi chạy hãy thông báo cho các phòng lân cận biết có cháy
(3) Nếu phải băng qua lửa, khói, khí độc, hãy dùng mặt nạ phòng độc hoặc dùng chăn, áo, khăn ướt trùm lên đầu, lên mặt
(4) Khi di chuyển cần cúi, khom người, men theo tường nhà
(5) Khi mở cửa cần đặt tay lên cửa, kiểm tra nhiệt độ, và tránh người, mặt sang một bên để phòng lửa tạt. Lưu ý nếu nhiệt độ nắm cửa quá cao thì không được mở và tìm lối khác.
(6) Nếu không thể ra cửa hoặc lối thoát nạn an toàn, hãy ra ban công, cửa sổ, hô to, dùng đồ vật sáng màu ra hiệu và gọi điện thoại 114 hoặc báo cho người thân
(7) Có thể tìm thang, dây, rèm nối lại để xuống thấp, không nhảy từ trên tầng quá cao nếu không có sự hướng dẫn từ nhân viên cứu hộ.
Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy có mấy nguyên tắc?
Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy được quy định tại Điều 4 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 như sau:
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Theo đó, nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
(1) Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
(2) Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
(3) Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
(4) Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng ra sao?
Căn cứ Điều 39 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 quy định về trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra cháy có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy; nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, người đứng đầu cơ quan chủ quản cấp trên chỉ đạo giải quyết; trường hợp thật cần thiết thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của địa phương, theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo giải quyết.
- Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?
- Làn đường là gì? Những lưu ý khi sử dụng làn đường từ năm 2025 dành cho người tham gia giao thông?
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?