Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y như thế nào?
Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là gì?
Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:
Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, bao gói hoặc áp dụng phương pháp chế biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.
Theo đó, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, bao gói hoặc áp dụng phương pháp chế biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.
Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là gì? (Hình từ Internet)
Hành vi nào liên quan đến sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thú y?
Hành vi liên quan đến sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thú y được quy định tại khoản 18 Điều 13 Luật Thú y 2015 như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
...
14. Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
15. Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
16. Giết mổ, thu hoạch động vật, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn sử dụng.
17. Giết mổ, chữa bệnh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh.
18. Giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
19. Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y hoặc chứa các vi sinh vật, chất tồn dư quá giới hạn cho phép.
20. Ngâm, tẩm hóa chất, đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật, sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y.
...
Theo đó, hành vi liên quan đến sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thú y là sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y như thế nào?
Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y được quy định tại Điều 66 Luật Thú y 2015 như sau:
Yêu cầu vệ sinh thú y đối với sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật
1. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong quá trình sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
2. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này và pháp luật về an toàn thực phẩm.
Theo đó, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y như sau:
- Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong quá trình sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
- Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 Luật Thú y 2015 và pháp luật về an toàn thực phẩm, cụ thể:
Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật
...
3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
4. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:
a) Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
b) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?