Vệ sinh thú y là gì? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y do ai ban hành?
Vệ sinh thú y là gì?
Vệ sinh thú y được giải thích tại khoản 16 Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:
Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
Như vậy, vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
Vệ sinh thú y là gì? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y do ai ban hành?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y do người được quy định tại Điều 74 Luật Thú y 2015 ban hành:
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật; cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;
2. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
3. Quy trình kiểm soát giết mổ động vật; quy trình, hồ sơ kiểm tra vệ sinh thú y; mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; quy định việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
Như vậy, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Điều 69 Luật Thú y 2015 như sau:
Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật
1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung:
a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:
a) Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
b) Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
c) Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
4. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:
a) Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
b) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Như vậy, vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?