Hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu được quy định như thế nào?
- Hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y là bao lâu?
Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
...
2. Phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:
a) An toàn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng xấu trong quá trình vận chuyển;
b) Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
c) Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải kín để bảo quản sản phẩm không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài và ngược lại;
d) Đáp ứng yêu cầu nhiệt độ bảo quản đối với từng loại sản phẩm động vật trong suốt quá trình vận chuyển.
...
Như vậy, yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu được quy định như sau:
- An toàn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng xấu trong quá trình vận chuyển;
- Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
- Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải kín để bảo quản sản phẩm không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài và ngược lại;
- Đáp ứng yêu cầu nhiệt độ bảo quản đối với từng loại sản phẩm động vật trong suốt quá trình vận chuyển.
Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 15 Nghị định 90/2017/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu như sau:
Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
...
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để động vật nhập khẩu chưa hết thời gian cách ly kiểm dịch tiếp xúc với động vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật;
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm không được đóng gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định.
...
Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ( được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân
...
Theo đó, hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.
Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?