Sinh viên được chậm tốt nghiệp tối đa bao nhiêu năm theo chương trình đào tạo? Chậm tốt nghiệp bao nhiêu năm sẽ bị buộc thôi học?
Sinh viên được chậm tốt nghiệp tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ đại học (sau đây gọi tắt là "Quy chế") ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.
Tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về chương trình đào tạo và thời gian học tập tại trường đại học như sau:
Chương trình đào tạo và thời gian học tập
1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần (sau đây gọi chung là học phần), trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành.
2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
3. Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá để định hướng cho sinh viên.
a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đa số sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo;
b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Như vậy, thời gian tối đa sinh viên đại học được ở lại trường là không quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá. Ví dụ: Sinh viên A có thời gian đào tạo là 04 năm, thời gian ở lại trường tối đa sẽ là 08 năm.
Trong đó, trường hợp sinh viên học liên thông, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp thì trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp đối với các học phần sau:
- Giáo dục quốc phòng-an ninh
- Giáo dục thể chất
- Chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin
Sinh viên được chậm tốt nghiệp tối đa bao nhiêu năm theo chương trình đào tạo? Chậm tốt nghiệp bao nhiêu năm sẽ bị buộc thôi học?
Sinh viên chậm tốt nghiệp bao nhiêu năm sẽ bị buộc thôi học?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì sinh viên đại học bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
- Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định;
- Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp.
Như vậy, theo quy định hiện nay, nếu sinh viên đại học ở lại trường quá thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học thì sẽ bị buộc thôi học.
Thời gian tối đa sinh viên được ở lại trường là không quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá.
Khi nào sinh viên sẽ được xét và công nhận tốt nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên đại học được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
Theo đó, những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?