Sau khi tốt nghiệp người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp sẽ được trang bị những kiến thức nào sau khi tốt nghiệp?
- Người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp phải có độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Phóng viên;
- Tổ chức sản xuất;
- Biên tập viên nội dung tại bộ phận truyền thông của các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị;
- Truyền thông;
- Quản trị truyền thông mạng xã hội.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp có thể làm những công việc sau:
- Phóng viên;
- Tổ chức sản xuất;
- Biên tập viên nội dung tại bộ phận truyền thông của các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị;
- Truyền thông;
- Quản trị truyền thông mạng xã hội.
Ngành truyền thông đa phương tiện (Hình từ Internet)
Người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp sẽ được trang bị những kiến thức nào sau khi tốt nghiệp?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kiến thức
- Trình bày được vị trí, vai trò của truyền thông đa phương tiện trong ngành truyền thông và đặc trưng của hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, hiệu ứng xã hội và tác động của các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đối với công chúng truyền thông;
- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận truyền thông và các bộ phận khác trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động truyền thông; mối quan hệ giữa bộ phận truyền thông và các bộ phận liên quan;
- Phân tích được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện: thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm, phát hành sản phẩm, tương tác với công chúng và các nghiệp vụ khác;
- Liệt kê được các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu của các bộ phận trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động truyền thông và giải thích công dụng của chúng;
- Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện để nhận diện được các nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Theo đó, người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp sẽ được trang bị những kiến thức như trên sau khi tốt nghiệp.
Người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp phải có độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong ê-kíp sản xuất, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
- Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo; có khả năng xử lý các tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường khi trong hoạt động truyền thông;
- Giao tiếp lịch sự, thân thiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên; quan tâm, chăm sóc đối tác, khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện;
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và đối với sản phẩm làm ra;
- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong hoạt động báo chí - truyền thông;
- Có nhận thức đúng đắn và tuân thủ các quy ước đạo đức nghề nghiệp.
Theo đó, người học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ trung cấp phải có độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong ê-kíp sản xuất, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
- Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo; có khả năng xử lý các tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường khi trong hoạt động truyền thông;
- Giao tiếp lịch sự, thân thiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên; quan tâm, chăm sóc đối tác, khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện;
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và đối với sản phẩm làm ra;
- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong hoạt động báo chí - truyền thông;
- Có nhận thức đúng đắn và tuân thủ các quy ước đạo đức nghề nghiệp.
Tải Quy định về ngành truyền thông đa phương tiện mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?