Học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì khi tốt nghiệp người học có thể làm những công việc nào?
- Ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì người học phải đáp ứng lượng kiến thức tối thiếu là bao nhiêu tín chỉ để được ra trường?
- Khi học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì người học sẽ được trang bị những kiến thức nào?
- Học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì khi tốt nghiệp người học có thể làm những công việc nào?
Ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì người học phải đáp ứng lượng kiến thức tối thiếu là bao nhiêu tín chỉ để được ra trường?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề truyền thông đa phương tiện, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học được đào tạo kiến thức thực tế trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, kiến thức lý thuyết rộng về báo chí - truyền thông, hiểu được vai trò, vị trí của ngành, nghề truyền thông đối với sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, người học ngành, nghề truyền thông đa phương tiện được trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin ứng dụng cho lĩnh vực truyền thông. Từ đó, người học có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phát sinh trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc năng động, có thể xuất hiện nhiều thay đổi, phát sinh. Về trách nhiệm, người học nhận thức và thực hiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện theo chức trách được giao.
Tùy theo vị trí công việc và nơi làm việc, phạm vi công việc và nhiệm vụ cụ thể của người lao động có khác nhau, nhưng đều tham gia thực hiện toàn thể hoặc một phần quy trình sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí - truyền thông đa phương tiện, từ hình thành ý tưởng về nội dung cho đến sản xuất và phát hành sản phẩm.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.000 giờ (tương đương 71 tín chỉ).
Như vậy, ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì người học phải đáp ứng lượng kiến thức tối thiếu là 2.000 giờ tương đương 71 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì bạn cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 71 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng để có thêm thông tin.
Ngành truyền thông đa phương tiện (Hình từ Internet)
Khi học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì người học sẽ được trang bị những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kiến thức
- Trình bày được vị trí, vai trò của truyền thông đa phương tiện trong ngành truyền thông và đặc trưng của hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, hiệu ứng xã hội và tác động của các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đối với công chúng truyền thông;
- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận truyền thông và các bộ phận khác trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động truyền thông; mối quan hệ giữa bộ phận truyền thông và các bộ phận liên quan;
- Phân tích được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện: thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm, phát hành sản phẩm, tương tác với công chúng và các nghiệp vụ khác;
- Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại bộ phận hoạt động báo chí - truyền thông;
- Liệt kê được các công việc cơ bản trong quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý phát hành… trong hoạt động truyền thông đa phương tiện;
- Liệt kê được các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu của các bộ phận trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động truyền thông và giải thích công dụng của chúng;
- Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện để nhận diện được các nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, khi học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì người học sẽ được trang bị những kiến thức như trên.
Học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì khi tốt nghiệp người học có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Phóng viên;
- Biên tập viên tại các báo điện tử, trang thông tin điện tử, công ty truyền thông, nhà xuất bản, hãng phim;
- Tổ chức sản xuất;
- Biên tập viên nội dung tại bộ phận truyền thông của các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị;
- Truyền thông;
- Quản trị truyền thông mạng xã hội.
Như vậy, học ngành truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng thì khi tốt nghiệp người học có thể làm những công việc sau:
- Phóng viên;
- Biên tập viên tại các báo điện tử, trang thông tin điện tử, công ty truyền thông, nhà xuất bản, hãng phim;
- Tổ chức sản xuất;
- Biên tập viên nội dung tại bộ phận truyền thông của các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị;
- Truyền thông;
- Quản trị truyền thông mạng xã hội.
Tải Quy định về ngành truyền thông đa phương tiện mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?