Sau khi hủy bỏ hợp đồng thương mại các bên không còn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nữa đúng không?
- Hủy bỏ hợp đồng thương mại là một trong các chế tài trong thương mại? Hủy bỏ hợp đồng thương mại được phân loại thế nào?
- Pháp luật có giới hạn số lần hủy bỏ hiệu lực hợp đồng nếu việc hủy bỏ trước đó là hủy bỏ một phần hợp đồng?
- Sau khi hủy bỏ hợp đồng thương mại các bên không còn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nữa đúng không?
Hủy bỏ hợp đồng thương mại là một trong các chế tài trong thương mại? Hủy bỏ hợp đồng thương mại được phân loại thế nào?
Các loại chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005 như sau:
Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Theo quy định này thì hủy bỏ hợp đồng là một trong các chế tài thương mại.
Cụ thể, chế tài hủy bỏ hợp đồng trong thương mại được quy định tại Điều 312 Luật Thương mại 2005 như sau:
Huỷ bỏ hợp đồng
1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Theo đó, huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
Lưu ý: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản (Điều 293 Luật Thương mại 2005).
Sau khi hủy bỏ hợp đồng thương mại các bên không còn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nữa đúng không? (hình từ internet)
Pháp luật có giới hạn số lần hủy bỏ hiệu lực hợp đồng nếu việc hủy bỏ trước đó là hủy bỏ một phần hợp đồng?
Tại Điều 313 Luật Thương mại 2005 quy định về hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần như sau:
Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần
1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.
2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.
3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Như vậy, từ quy định này có thể hiểu pháp luật không giới hạn số lần hủy bỏ hiệu lực hợp đồng nếu việc hủy bỏ trước đó là hủy bỏ một phần hợp đồng nếu thỏa mãn điều kiện hủy bỏ hợp đồng do luật định.
Sau khi hủy bỏ hợp đồng thương mại các bên không còn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nữa đúng không?
Tại Điều 314 Luật Thương mại 2005 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng như sau:
Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Như vậy, sau khi hủy bỏ hợp đồng, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
Về nghĩa vụ thông báo khi hủy bỏ hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 315 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?