Sạt lở bờ sông được phân thành bao nhiêu loại? Đối tượng nào cần được bảo vệ ưu tiên xử lý sạt lở bờ sông?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì sạt lở bờ sông được phân thành bao nhiêu loại? Đối tượng nào cần được bảo vệ ưu tiên xử lý sạt lở bờ sông? Câu hỏi của anh Minh Nghĩa đến từ Ninh Thuận.

Sạt lở bờ sông được phân thành bao nhiêu loại?

Căn cứ tại Điều 4 Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định 01/2011/QĐ-TTg, có quy định về phân loại mức độ sạt lở như sau:

Phân loại mức độ sạt lở
1. Sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gây nguy hiểm trực tiếp đến đối tượng cần bảo vệ trong thời gian ngắn, gồm:
a) Sát chân đê hoặc trong phạm vi bảo vệ đê từ cấp đặc biệt đến cấp III, đe dọa trực tiếp đến an toàn đê.
b) Gây nguy hiểm trực tiếp đến các khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan từ cấp huyện trở lên.
c) Đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng gồm; sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ; bến cảng quốc gia; hệ thống điện cao thế từ 66KV trở lên; trường học, bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.
2. Sạt lở nguy hiểm, gồm:
a) Có nguy cơ ảnh hưởng đến đê nhưng còn ngoài phạm vi bảo vệ đê từ cấp đặc biệt đến cấp III hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đê dưới cấp III.
b) Ảnh hưởng đến các khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan.
c) Có nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng gồm: sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ; bến cảng; hệ thống điện cao thế và trung thế; di tích lịch sử, văn hóa; trường học, bệnh viện, trạm y tế.
3. Sạt lở bình thường: những sạt lở khác, không thuộc quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì sạt lở bờ sông được phân thành 03 loại như sau:

- Sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gây nguy hiểm trực tiếp đến đối tượng cần bảo vệ trong thời gian ngắn

- Sạt lở nguy hiểm

- Sạt lở bình thường: những sạt lở khác

- Thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở bờ sông

Sạt lở bờ sông

Sạt lở bờ sông được phân thành bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào cần được bảo vệ ưu tiên xử lý sạt lở bờ sông?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định 01/2011/QĐ-TTg, có quy định về thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở như sau:

Thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở
1. Theo mức độ sạt lở, thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở quy định như sau:
a) Sạt lở đặc biệt nguy hiểm;
b) Sạt lở nguy hiểm;
c) Sạt lở bình thường.
2. theo đối tượng cần bảo vệ, thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở quy định như sau:
a) Sạt lở ảnh hưởng đến an toàn đê, nhất là hệ thống đê từ cấp đặc biệt đến cấp III.
b) Sạt lở trực tiếp đe dọa an toàn khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan;
c) Sạt lở ảnh hưởng đến công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng quy định tại điểm c khoản 1 và 2 Điều 4 của Quy chế này;
d) Sạt lở ảnh hưởng đến các công trình, đối tượng khác.

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng cần được bảo vệ ưu tiên xử lý sạt lở bờ sông như sau:

- Sạt lở ảnh hưởng đến an toàn đê, nhất là hệ thống đê từ cấp đặc biệt đến cấp III.

- Sạt lở trực tiếp đe dọa an toàn khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan;

- Sạt lở ảnh hưởng đến công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng quy định tại điểm c khoản 1 và 2 Điều 4 của Quy chế này;

- Sạt lở ảnh hưởng đến các công trình, đối tượng khác.

Trình tự xử lý sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định 01/2011/QĐ-TTg, có quy định về trình tự xử lý sạt lở như sau:

Trình tự xử lý sạt lở
Khi xảy ra sạt lở, ảnh hưởng đến phạm vi, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương nào, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chủ động chỉ đạo xử lý theo trình tự các bước sau:
1. Xử lý sạt lở đặc biệt nguy hiểm:
a) Sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm;
b) Thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, bố trí cán bộ trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở;
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộc thẩm quyền xử lý bước đầu để hạn chế sạt lở;
d) Tổ chức lập phương án xử lý cấp bách, phê duyệt phương án và huy động lực lượng, vật tư xử lý cấp bách theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn đê, tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.

Như vậy, theo quy định trên thì trình tự xử lý sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm được thực hiện như sau:

- Sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm;

- Thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, bố trí cán bộ trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở;

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộc thẩm quyền xử lý bước đầu để hạn chế sạt lở;

- Tổ chức lập phương án xử lý cấp bách, phê duyệt phương án và huy động lực lượng, vật tư xử lý cấp bách theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn đê, tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.

Sạt lở bờ sông
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Pháp luật
Động đất được phân thành mấy loại? Bản tin động đất được ban hành vào thời điểm nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sạt lở bờ sông
2,541 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sạt lở bờ sông Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sạt lở bờ sông Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào