Sao kê là gì? Sao kê tài khoản ngân hàng là gì? Tổ chức nhận tiền từ thiện có bắt buộc phải sao kê tài khoản không?
Sao kê là gì? Sao kê tài khoản ngân hàng là gì?
Hiện tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cũng như các văn bản liên quan chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ "sao kê", tuy nhiên có thể hiểu đơn giản là việc ghi chép và kê khai chi tiết các giao dịch của cá nhân, tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể.
Sao kê tài khoản ngân hàng là việc cá nhân, tổ chức yêu cầu ngân hàng cung cấp một bản tổng hợp, thống kê chi tiết các giao dịch tài chính của một tài khoản ngân hàng xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
Bản sao kê này sẽ hiển thị thông tin về thời gian, nội dung và số tiền của từng giao dịch, giúp chủ tài khoản theo dõi và kiểm tra các hoạt động tài chính của mình,...chẳng hạn như:
- Chu kỳ sao kê: khoảng thời gian mà ngân hàng tổng hợp và cung cấp thông tin về các giao dịch trong tài khoản.
- Nội dung giao dịch: Mô tả về giao dịch đó (ví dụ: chuyển tiền, rút tiền, thanh toán).
- Số tiền giao dịch: Số tiền cụ thể liên quan đến mỗi giao dịch tài chính được thực hiện trên tài khoản ngân hàng.
Việc sao kê giúp đảm bảo tính minh bạch trong các giao dịch tài chính, giúp chủ tài khoản và các bên liên quan phát hiện và điều chỉnh kịp thời nếu có sự bất thường hoặc sai sót.
Ví dụ: 01 cá nhân hay tổ chức nhân đạo có thể sử dụng sao kê ngân hàng để chứng minh việc sử dụng tiền từ thiện một cách hợp lý và minh bạch.
* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sao kê là gì? Sao kê tài khoản ngân hàng là gì? Tài khoản ngân hàng nhận tiền từ thiện của tổ chức được sao kê khi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức nhận tiền từ thiện có bắt buộc phải sao kê tài khoản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP về các trường hợp ngân hàng được phép cung cấp thông tin khách hàng như sau:
Các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
b) Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.
Theo đó, ngân hàng được phép sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng trong trường hợp sau đây:
- Khi khách hàng có yêu cầu.
- Khi có có sự đồng ý của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận.
Đối với trường hợp cá nhân gửi tiền từ thiện vào tài khoản quyên góp của người đứng ra tổ chức quyên góp hay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều không có quyền yêu cầu người đứng ra quyên góp công khai sao kê tài khoản quyên góp trừ khi cơ quan chức năng vào cuộc tiến hành điều tra làm rõ khi xác định có hành vi vi phạm pháp luật.
Do đó, có thể thấy việc sao kê tiền từ thiện của tổ chức là không bắt buộc mà chủ yếu dựa trên yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp, không phải là nghĩa vụ của tổ chức tiếp nhận tiền từ thiện.
Lưu ý: Để đảm bảo tính minh bạch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai sao kê tài khoản Vietcombank 0011001932418 từ ngày 1/9 đến ngày 10/9/2024.
Cụ thể danh sách này gồm 12.028 trang và sẽ liên tục được cập nhật. Trong danh sách này, thống kê chi tiết ngày, số tiền cũng như nội dung giao dịch của người dân.
Tải về Xem chi tiết file tại đây.
Tổ chức nhận tiền từ thiện có thể công khai bản sao kê tiền từ thiện theo những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:
Công khai đóng góp tự nguyện
1. Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
2. Nội dung công khai:
a) Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện;
b) Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
c) Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
d) Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
3. Hình thức công khai:
a) Công khai trên Trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức, cơ quan, đơn vị;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị và địa điểm sinh hoạt cộng đồng (thôn, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố);
c) Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan có liên quan tham gia vào quá trình vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thực hiện ít nhất một trong ba hình thức công khai quy định tại khoản 3 Điều này; trong đó phải thực hiện hình thức bắt buộc là công khai trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức, cơ quan, đơn vị; trường hợp chưa có trang thông tin điện tử phải thực hiện niêm yết tại trụ sở làm việc.
...
Theo đó, tổ chức nhận tiền từ thiện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
Tổ chức nhận tiền từ thiện có thể công khai bản sao kê tiền từ thiện theo các hình thức sau:
- Công khai trên Trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức đó;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của tổ chức đó và địa điểm sinh hoạt cộng đồng;
- Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan có liên quan tham gia vào quá trình vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong đó, việc công khai trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức là hình thức bắt buộc; trường hợp chưa có trang thông tin điện tử phải thực hiện niêm yết tại trụ sở làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?