Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào?
Thế hệ Beta hay Gen Beta là thuật ngữ dùng để chỉ thế hệ sinh từ năm 2025 đến 2039. Năm 2025 được xem là năm khởi đầu của thế hệ Beta,
Thế hệ Beta được xem là nhóm thế hệ mang nhiều kỳ vọng, bởi họ sẽ sinh ra và lớn lên trong một thế giới được định hình bởi công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo và những thay đổi lớn về xã hội, môi trường.
Một số đặc điểm nổi bật của thế hệ Beta:
- Là thế hệ "kỹ thuật số bẩm sinh" thực sự, tiếp xúc với công nghệ từ khi mới sinh.
- Có khả năng thích nghi cao với công nghệ mới.
- Có xu hướng học tập và tương tác thông qua các phương tiện kỹ thuật số.
- Được dự đoán sẽ có tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề tốt.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta tức sinh vào năm 2025.
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:
Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Như vậy, người sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta - năm 2025 sẽ đủ 18 tuổi được xem là người thành niên vào năm 2043 và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp:
- Mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Con là người thành niên có được chia thừa kế hay không?
Căn cứ Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:
Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Đồng thời tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Và theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
...
Theo đó, có 02 hình thức hưởng thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
[1] Đối với thừa kế theo di chúc:
Không giới hạn độ tuổi được hưởng thừa kế, người thành niên hoàn toàn có thể được nhận thừa kế nếu được người để lại di chúc chia di sản trong di chúc và không thuộc đối tượng không được nhận thừa kế.
[2] Đối với thừa kế theo pháp luật:
Khi người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật, cụ thể là sẽ chia theo hàng thừa kế.
Người thành niên thuộc hàng thừa kế và đủ điều kiện được nhận di sản sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc mà không giới hạn độ tuổi.
Ngoài ra, con là người thành niên của người để lại di sản mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng thừa kế mà không cần phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?