Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
Cột cần vươn là gì? Giá long môn là gì?
Theo khoản 3.14 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT có quy định giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3.10. Đường đôi là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).
3.11. Đường thôn là đường trong khu vực thôn, đường trục nối thôn với khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên địa bàn thôn.
3.12. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại.
3.13. Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại.
3.14. Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.
3.15. Dải phân cách được lắp đặt để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường;
3.16. Nơi đường giao nhau cùng mức (nơi đường giao nhau hoặc nút giao) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.
3.17. Giá long môn là một dạng kết cấu ngang qua đường ở phía trên phần đường xe chạy.
3.18. Cột cần vươn là một dạng kết cấu có cần vươn ra phía trên phần đường xe chạy.
3.19. Tốc độ lưu hành (vận hành) là tốc độ mà người lái vận hành chiếc xe của mình.
...
Theo đó, cột cần vươn được quy định là một dạng kết cấu có cần vươn ra phía trên phần đường xe chạy.
Bên cạnh đó, giá long môn được hiểu là một dạng kết cấu ngang qua đường ở phía trên phần đường xe chạy.
Cột cần vươn là gì? Giá long môn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì? (Hình từ Internet)
Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 46.9 Điều 46 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT có quy định:
Nội dung biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
46.1. Nội dung biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
46.1.1. Nội dung biển chỉ dẫn đường cao tốc được tổ hợp từ một hoặc nhiều thông tin sau: địa danh, ký hiệu đường bộ, mũi tên chỉ hướng, mũi tên chỉ làn xe, chữ viết, chữ số, hình vẽ và các ký hiệu khác
...
46.9. Lắp đặt biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc được lắp trên cột cần vươn, giá long môn, trên cột hoặc vật kiến trúc nhưng đảm bảo an toàn và mỹ quan.
46.9.1. Lắp đặt biển chỉ dẫn trên giá long môn, cột cần vươn:
a) Bố trí biển chỉ dẫn trên giá long môn, cột cần vươn để người điều khiển phương tiện có thể dễ dàng nhận thấy biển chỉ dẫn từ xa. Giá long môn, cột cần vươn phải có kết cấu bền vững, có khả năng chịu lực và chịu được cấp gió bão theo vùng do Bộ Tài nguyên- Môi trường công bố.
b) Chiều cao tối thiểu từ đáy biển chỉ dẫn đến điểm cao nhất của mặt đường không nhỏ hơn 5,2 m. Chân giá long môn, cột cần vươn cách mép ngoài lề đường tối thiểu là 0,5 m (Hình 6).
...
Như vậy, việc bố trí biển chỉ dẫn trên giá long môn, cột cần vươn đường cao tốc để người điều khiển phương tiện có thể dễ dàng nhận thấy biển chỉ dẫn từ xa.
Giá long môn, cột cần vươn phải có kết cấu bền vững, có khả năng chịu lực và chịu được cấp gió bão theo vùng do Bộ Tài nguyên- Môi trường công bố.
Chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn đặt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định giá long môn và cột cần vươn như sau:
Giá long môn và cột cần vươn
17.1. Giá long môn và cột cần vươn là kết cấu chịu được trọng lượng bản thân, trọng lượng biển báo và chịu được cấp gió bão theo vùng, do Bộ Tài nguyên- Môi trường công bố.
17.2. Chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn đặt ở lề đường, vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông cách mép ngoài phần đường xe chạy (kể cả những nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, làn đường tăng, giảm tốc) ít nhất là 0,5 m.
17.3. Khi treo biển trên giá long môn, cột cần vươn thì cạnh dưới của biển (hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) cách mặt đường ít nhất là 5,2 m đối với đường cao tốc và 5,0 m đối với các đường khác (xem Hình 2).
17.4. Đối với đường có từ hai làn xe cơ giới trở lên trên một chiều xe chạy, ưu tiên bố trí đèn tín hiệu, biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm trên cột cần vươn hoặc giá long môn
...
Theo quy định nêu trên thì chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn đặt ở lề đường, vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông cách mép ngoài phần đường xe chạy ít nhất là 0,5 m kể cả những nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, làn đường tăng, giảm tốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?