Đường đôi là đường như thế nào? Biển báo Đường đôi - biển W235 có dạng ra sao? Biển W235 có phải là biển báo nguy hiểm và cảnh cáo hay không?
Đường đôi là đường như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3.4. Đường dành riêng cho một số loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho một hoặc một vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt với phần đường cho các phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.
3.5. Đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường được phân biệt với phần đường dành riêng cho phương tiện cơ giới bằng các dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền.
3.6. Làn đường ưu tiên là làn đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện khác nhường đường khi cùng tham gia giao thông.
3.7. Đường không ưu tiên là đường giao cùng mức với đường ưu tiên.
3.8. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
3.9. Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách giữa.
3.10. Đường đôi là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).
3.11. Đường thôn là đường trong khu vực thôn, đường trục nối thôn với khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên địa bàn thôn.
3.12. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại.
3.13. Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đường đôi là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).
Đường đôi là đường như thế nào? Biển báo hiệu Đường đôi - biển W235 có dạng ra sao? Chiếm dải phân cách của đường đôi để bán hàng bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Biển báo Đường đôi - biển W235 có dạng như thế nào?
Căn cứ vào Phụ lục C Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định Biển báo Đường đôi - biển W235 để báo trước sắp đến đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng, đặt biển số W.235 "Đường đôi". Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
Theo đó, Biển báo Đường đôi - biển W235 có dạng như sau:
Biển số W.235
Biển báo Đường đôi - biển W235 có phải là biển báo nguy hiểm và cảnh cáo hay không?
Căn cứ vào Điều 28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:
Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo
28.1. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W với tên các biển như sau:
- Biển số W.201(a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
- Biển số W.201(c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
- Biển số W.202(a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
- Biển số W.203(a,b,c): Đường bị thu hẹp;
- Biển số W.204: Đường hai chiều;
- Biển số W.205(a,b,c,d,e): Đường giao nhau;
- Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;
- Biển số W.207(a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l): Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh);
- Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính);
- Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;
- Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
- Biển số W.211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;
- Biển số W.212: Cầu hẹp;
- Biển số W.213: Cầu tạm;
- Biển số W.214: Cầu quay - cầu cất;
- Biển số W.215a: Kè, vực sâu phía trước;
- Biển số W.215(b,c): Kè, vực sâu bên đường phía bên phải; Kè, vực sâu bên đường phía bên trái;
- Biển số W.216a: Đường ngầm;
- Biển số W.216b: Đường ngầm 03 nguy cơ lũ quét;
- Biển số W.217: Bến phà;
- Biển số W.218: Cửa chui;
- Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;
- Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;
- Biển số W.221a: Đường lồi lõm;
- Biển số W.221b: Đường có gồ giảm tốc;
- Biển số W.222a: Đường trơn;
- Biển số W.222b: Lề đường nguy hiểm;
- Biển số W.223(a,b): Vách núi nguy hiểm;
- Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;
- Biển số W.225: Trẻ em;
- Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;
- Biển số W.227: Công trường;
- Biển số W.228(a,b): Đá lở;
- Biển số W.228c: Sỏi đá bắn lên;
- Biển số W.228d: Nền đường yếu;
- Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;
- Biển số W.230: Gia súc;
- Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;
- Biển số W.232: Gió ngang;
- Biển số W.233: Nguy hiểm khác;
- Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;
- Biển số W.235: Đường đôi;
- Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;
- Biển số W.237: Cầu vồng;
- Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;
- Biển số W.239a: Đường cáp điện ở phía trên;
- Biển số W.239b: Chiều cao tĩnh không thực tế;
- Biển số W.240: Đường hầm;
- Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;
- Biển số W.242(a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;
- Biển số W.243(a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
- Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;
- Biển số W.245(a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);
- Biển số W.246(a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;
- Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.
Như vậy, Biển báo Đường đôi - biển W235 là một trong các loại biển báo nguy hiểm và cảnh cáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biển R412 là biển gì? Lỗi sai làn biển 412 ô tô bị phạt bao nhiêu tiền 2025 theo Nghị định 168?
- Bài văn tả Luffy lớp 5? Bài văn tả Luffy ngắn gọn? Học sinh lớp 5 cần đạt yêu cầu về kỹ năng viết trong Chương trình Ngữ văn như thế nào?
- Mẫu Danh sách trích ngang chi ủy chi bộ mới nhất? Tải mẫu? Chi ủy chi bộ được bầu dưới hình thức nào?
- Lời chúc mùng 1 đầu tháng cho người yêu may mắn, hạnh phúc? Thắp hương, đốt vàng mã vào ngày mùng 1 đầu tháng có bị phạt tiền không?
- Phương thức tuyển sinh Đại học Kiến trúc Hà Nội 2025? Tổ hợp xét tuyển Đại học Kiến trúc Hà Nội 2025?