Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức nào? Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác định như thế nào?
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức nào?
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ được quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức 02 hình thức:
- Bằng độc quyền sáng chế;
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Lưu ý: Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế được quy định tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức nào? Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác định như thế nào? (hình từ internet)
Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về phạm vi quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp
1. Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu và Đăng bạ quốc tế về kiểu dáng công nghiệp hoặc trong văn bằng bảo hộ, giấy xác nhận đăng ký quốc tế nhãn hiệu, quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế.
2. Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp. Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.
...
Như vậy, phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp hoặc trong văn bằng bảo hộ.
Ai có quyền đăng ký sáng chế?
Căn cứ theo Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022:
Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.
2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Như vậy, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế:
- Tác giả tạo ra sáng chế;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
Lưu ý: Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học từ ngày 20/11/2024 như thế nào?
- Chủ đề bình đẳng giới năm 2024? Bài tuyên truyền bình đẳng giới 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền bình đẳng giới năm 2024?
- Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?
- TABMIS là gì? Bộ sổ kế toán trong TABMIS gồm những gì? Đơn vị hiện vật dùng trong kế toán NSNN là đơn vị nào?
- Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nào?