Quyền quản trị phần mềm trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước là gì? Ai có quyền khai thác toàn bộ thông tin?
Quyền quản trị phần mềm trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước là gì?
Quyền quản trị phần mềm trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 7 Điều 2 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Tài khoản định danh người dùng trực thuộc Kiểm toán nhà nước: là tài khoản được Kiểm toán nhà nước cấp cho người dùng của Kiểm toán nhà nước để đăng nhập vào khai thác, sử dụng hoặc quản trị phần mềm. Tùy theo vị trí và quyền hạn, tài khoản người dùng được cấp một hoặc nhiều quyền khác nhau, có các loại quyền sau:
a) Quyền quản trị phần mềm: là quyền cấp cho người dùng của bộ phận quản trị phần mềm để quản trị, vận hành, cấp quyền hoặc cập nhật quyền người dùng; thiết lập các tham số hệ thống của phần mềm.
b) Quyền quản trị đơn vị: là quyền cấp cho người dùng thuộc bộ phận quản trị của đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước để phân quyền cho công chức của đơn vị mình.
c) Quyền cập nhật, khai thác: là quyền được cấp cho người dùng của Kiểm toán nhà nước thực hiện cập nhật, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước phục vụ hoạt động quản lý, chuyên môn theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì quyền quản trị phần mềm trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước là quyền cấp cho người dùng của bộ phận quản trị phần mềm để quản trị, vận hành, cấp quyền hoặc cập nhật quyền người dùng; thiết lập các tham số hệ thống của phần mềm.
Quản trị phần mềm trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm quản trị phần mềm trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước?
Trách nhiệm quản trị phần mềm trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Phân quyền, quản lý tài khoản định danh người dùng
…
2. Quản lý tài khoản
a) Giám đốc Trung tâm Tin học phân công và tổ chức giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của quản trị phần mềm. Công chức được phân quyền để thực hiện việc quản trị phần mềm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm Tin học về việc sử dụng quyền đúng chức trách nhiệm vụ.
b) Đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có liên quan đến hoạt động kiểm toán được cấp quyền quản trị đơn vị để thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 13 Quy chế này. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm phân công và tổ chức giám sát việc sử dụng quyền của quản trị đơn vị. Công chức được phân quyền quản trị đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về việc sử dụng quyền đúng chức trách nhiệm vụ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Trung tâm Tin học phân công và tổ chức giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của quản trị phần mềm trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước.
Ai có quyền khai thác toàn bộ thông tin trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước?
Quyền khai thác toàn bộ thông tin trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Quyền khai thác thông tin và trách nhiệm quản lý của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước
1. Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền khai thác toàn bộ thông tin trên Cổng trao đổi thông tin.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quyền khai thác toàn bộ thông tin thuộc nhóm Thông tin chung; một số thông tin thuộc nhóm: Thông tin theo cuộc kiểm toán, Thông tin theo dõi, thực hiện kết luận, kiến nghị và Thông tin khiếu nại, khởi kiện, trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán được khai thác theo phạm vi phụ trách, quản lý.
3. Thủ trưởng đơn vị được phân công kiểm toán, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán được quyền khai thác toàn bộ thông tin thuộc nhóm Thông tin chung và các thông tin thuộc nhóm: Thông tin theo cuộc kiểm toán, Thông tin theo dõi, thực hiện kết luận, kiến nghị và Thông tin khiếu nại, khởi kiện, trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán được khai thác theo cuộc kiểm toán do đơn vị chủ trì thực hiện.
4. Vụ trưởng các Vụ: Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Tổng hợp, Pháp chế và Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước được quyền khai thác toàn bộ thông tin thuộc nhóm Thông tin chung và nhóm Thông tin khiếu nại, khởi kiện, trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán.
5. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước khác được khai thác thông tin theo đề xuất sau khi được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền khai thác toàn bộ thông tin trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?