Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nào? Thời hạn của quyền hưởng dụng là bao lâu theo quy định?

Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nào? Thời hạn của quyền hưởng dụng là bao lâu? Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng? Có chấm dứt quyền hưởng dụng khi người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản?

Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nào?

Quyền hưởng dụng được quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

Đồng thời, tại Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định:

Quyền khác đối với tài sản
1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền hưởng dụng;
c) Quyền bề mặt.

Theo đó, quyền hưởng dụng là một loại quyền khác đối với tài sản và là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

Hiệu lực của quyền hưởng dụng được quy định tại Điều 259 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Hiệu lực của quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Như vậy, quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Theo đó, quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nào? Thời hạn của quyền hưởng dụng là bao lâu theo quy định?

Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nào? Thời hạn của quyền hưởng dụng là bao lâu theo quy định? (hình từ internet)

Thời hạn của quyền hưởng dụng là bao lâu?

Thời hạn của quyền hưởng dụng được quy định Điều 260 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thời hạn của quyền hưởng dụng
1. Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.
2. Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.

Lưu ý:

Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng có các quyền tại Điều 261 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 262 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

(1) Quyền của người hưởng dụng:

- Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.

- Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 Bộ luật Dân sự 2015; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.

- Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.

(2) Nghĩa vụ của người hưởng dụng

- Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.

- Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.

- Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.

- Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.

- Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.

Có chấm dứt quyền hưởng dụng khi người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản?

Các trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng được quy định tại Điều 265 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Chấm dứt quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.
2. Theo thỏa thuận của các bên.
3. Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.
4. Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.
5. Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.
6. Theo quyết định của Tòa án.
7. Căn cứ khác theo quy định của luật.

Theo đó, các trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng bao gồm:

- Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.

- Theo thỏa thuận của các bên.

- Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.

- Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.

- Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.

- Theo quyết định của Tòa án.

- Căn cứ khác theo quy định của luật.

Như vậy, có chấm dứt quyền hưởng dụng khi người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản mà tài sản đó là đối tượng của quyền hưởng dụng.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
2 lượt xem
Quyền hưởng dụng Tải về quy định liên quan đến Quyền hưởng dụng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nào? Thời hạn của quyền hưởng dụng là bao lâu theo quy định?
Pháp luật
Quyền hưởng dụng sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp nào? Hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền hưởng dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền hưởng dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào