Quy trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
- Trình tự thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
- Thời hạn giải quyết thủ tục theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là bao lâu?
- Mẫu đề cương báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có dạng ra sao?
Trình tự thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
Theo như quy định tại Mục XI Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định trình tự thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Bước 1. Xây dựng, ban hành kế hoạch
- Vụ Pháp chế căn cứ kế hoạch TDTHTHPL lĩnh vực trọng tâm, liên ngành hàng năm do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Vụ Pháp chế xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch TDTHTHPL chung của Bộ.
- Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật (TDTHTHPL) chung của Bộ/của đơn vị có thể được ban hành bằng Quyết định riêng hoặc là một phần trong các văn bản/Quyết định chung khác của Bộ/của đơn vị.
- Kế hoạch TDTHPL gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Mục đích, yêu cầu;
+ Lĩnh vực pháp luật theo dõi, đánh giá;
+ Các hoạt động TDTHPL và tiến độ thực hiện;
+ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch;
+ Kinh phí thực hiện.
- Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ:
+ Kế hoạch TDTHTHPL của Bộ
+ hoặc văn bản phân công
Thực hiện TDTHTHPL lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
- Các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, trình Lãnh đạo đơn vị ban hành Kế hoạch TDTHTHPL đối với những văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Bước 2. Thực hiện hoạt động theo dõi thi hành pháp luật
Tùy thuộc khả năng bố trí kinh phí, đơn vị được giao chủ trì thực hiện TDTHTHPL có thể tiến hành một trong các hoạt động sau:
- Rà soát, tổng hợp danh mục văn bản QPPL liên quan lĩnh vực theo dõi.
- Thu thập thông tin về THTHPL đối với văn bản theo dõi.
Nguồn thu thập thông tin về THTHPL:
+ báo cáo của các cơ quan nhà nước;
+ Trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp (phải được kiểm tra, đối chiếu trước khi sử dụng để đánh giá THTHPL).
+ Việc thu thập thông tin về THTHPL thực hiện theo Điều 11 Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012; Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BTP
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.
Việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo Điều 12 Nghị định 59/2012/NĐ-CP; Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BTP
(4) Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
Việc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo Điều 13 Nghị định 59/2012/NĐ-CP; Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BTP và pháp luật khác có liên quan.
- Bước 3. Xây dựng báo cáo theo dõi thi hành pháp luật
Các đơn vị thuộc Bộ tổng hợp, báo cáo THTHPL theo lĩnh vực quản lý hoặc được phân công, gửi Vụ Pháp chế trước ngày 15/11 hàng năm.
Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ báo cáo tình hình thi hành pháp luật năm của Bộ và lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 10/12 hàng năm.
- Bước 4. Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật
Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát THTHPL, Vụ Pháp chế/các đơn vị thuộc Bộ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả TDTHPL.
Quy trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Thời hạn giải quyết thủ tục theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Mục XI Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định như sau:
d) Thời hạn giải quyết:
- Các đơn vị thuộc Bộ tổng hợp, báo cáo THTHPL theo lĩnh vực quản lý hoặc được phân công, gửi Vụ Pháp chế trước ngày 15/11 hàng năm.
- Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ báo cáo tình hình thi hành pháp luật năm của Bộ và lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 10/12 hàng năm.
Theo đó, thời hạn giải quyết thủ tục theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như sau:
- Các đơn vị thuộc Bộ tổng hợp, báo cáo THTHPL theo lĩnh vực quản lý hoặc được phân công, gửi Vụ Pháp chế trước ngày 15/11 hàng năm
- Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ báo cáo tình hình thi hành pháp luật năm của Bộ và lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 10/12 hàng năm.
Mẫu đề cương báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có dạng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục XI Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 có quy định mẫu đề cương báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có dạng như sau:
Tải mẫu đề cương báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?