Quy trình lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Bộ NN&PTNT ra sao?
- Quy trình lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Bộ NN&PTNT ra sao?
- Thành phần hồ sơ lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Bộ NN&PTNT gồm những gì?
- Thời hạn giải quyết thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là bao nhiêu?
Quy trình lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Bộ NN&PTNT ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VIII Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định quy trình lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Bộ NN&PTNT như sau:
Bước 1. Soạn thảo
Đơn vị được giao chủ trì chuẩn bị đề nghị xây dựng dự án thực hiện các bước như sau:
- Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan.
- Xây dựng nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng dự án; đánh giá tác động của chính sách theo quy định tại Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, mục 1 Chương II Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; khoản 3 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP.
Tổ chức đánh giá tác động thủ tục hành chính đối với trường hợp nội dung lập đề nghị dự án có liên quan đến thủ tục hành chính theo quy định tại chương II Thông tư 03/2022/TT-BTP.
- Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành dự án.
- Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng phụ trách về nội dung cơ bản của đề nghị xây dựng dự án.
Bước 2. Lấy ý kiến
- Đơn vị được giao chủ trì trình Thứ trưởng phụ trách cho ý kiến chỉ đạo trước khi gửi lấy ý kiến, đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử.
- Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về đề nghị xây dựng dự án.
Đối với đề nghị xây dựng dự án dự kiến có quy định thủ tục hành chính, gửi hồ sơ lấy ý kiến của Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) và Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính).
Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng dự án đến Vụ Pháp chế có ý kiến trước ngày 01 tháng 9 của 02 năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành.
- Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý theo quy định tại Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015; Điều 10, Điều 11 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, điểm a, b khoản 1 Điều 2 Nghị định 154/2020/NĐ-CP.
Bước 3. Thẩm định:
- Đơn vị được giao chủ trì gửi hồ sơ đề nghị Vụ Pháp chế có ý kiến; Văn phòng Bộ, Cục Kiểm soát TTHC có ý kiến về thủ tục hành chính (nếu có).
Vụ Pháp chế có ý kiến đối với đề nghị xây dựng dự án trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Ý kiến của Vụ Pháp chế tập trung vào các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ý kiến thể hiện rõ đề nghị xây dựng dự án của đơn vị chuẩn bị đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Văn phòng Bộ hướng dẫn đơn vị đánh giá tác động TTHC; cho ý kiến đánh giá tác động về TTHC và nội dung quy định TTHC đối với hồ sơ đề nghị xây dựng dự án có liên quan đến TTHC theo quy định của pháp luật về kiểm soát TTHC.
- Gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
- Sau khi nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4. Thông qua
- Xác định vấn đề cần xin ý kiến và thực hiện việc xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng phụ trách và Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực có liên quan trước khi trình Bộ trưởng ký trình Chính phủ.
- Trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Thời hạn trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng dự án chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ.
- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án theo nghị quyết của Chính phủ đã được thông qua, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, gửi Bộ Tư pháp để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng dự án.
Quy trình lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Bộ NN&PTNT ra sao? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Bộ NN&PTNT gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VIII Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định thành phần hồ sơ lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Bộ NN&PTNT bao gồm:
Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án
- Bản giấy Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ:
+ Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh;
+ Mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;
+ Mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn;
+ Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua;
+ Thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
- Bản giấy Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
- Bản điện tử Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
- Bản giấy Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
- Bản điện tử Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh
Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định đề nghị xây dựng dự án
- Bản giấy tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
- Tài liệu điểm a, b khoản 1 Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Hồ sơ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án do Chính phủ trình
- Bản giấy tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Bản giấy Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
- Bản điện tử tài liệu khác (nếu có).
Thời hạn giải quyết thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VIII Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định thời hạn giải quyết thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội như sau:
- Thời gian thẩm định đề nghị: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời hạn trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng dự án chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?