Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì?
- Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng là bước thứ mấy trong trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng?
- Chủ sở hữu công trình xây dựng có được tự bảo trì công trình không hay phải thuê tổ chức bảo trì?
Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì?
Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là một văn bản kỹ thuật quan trọng quy định các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhằm duy trì sự an toàn và độ bền trong suốt quá trình sử dụng.
Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng phải bao gồm những nội dung nêu tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 06/2021/NĐ-CP:
- Tên công việc thực hiện;
- Thời gian thực hiện;
- Phương thức thực hiện;
- Chi phí thực hiện.
>> Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến bảo trì công trình xây dựng gồm đối tượng nào?
Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất? (hình từ Internet)
Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 cũng như các văn bản liên quan không đề cập về Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm.
Có thể tham khảo Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng là bước thứ mấy trong trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì việc bảo trì công trình xây dựng gồm các bước sau:
Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng
1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
4. Đánh giá an toàn công trình.
5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
Theo đó, việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo 05 bước sau:
Bước 01: Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
Bước 02: Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
Bước 03: Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
Bước 04: Đánh giá an toàn công trình.
Bước 05: Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
Như vậy, lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng là bước cuối cùng trong trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng, thực hiện sau bước đánh giá an toàn công trình.
Chủ sở hữu công trình xây dựng có được tự bảo trì công trình không hay phải thuê tổ chức bảo trì?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định:
Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
2. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
3. Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
4. Sửa chữa công trình bao gồm:
a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
5. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;
b) Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công trình có hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;
d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, chủ sở hữu công trình xây dựng được tự bảo trì công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không bật đèn xe máy trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Không bật đèn xe máy trong hầm trừ bao nhiêu điểm?
- Người đi bộ có hành động bám vào phương tiện giao thông đang chạy từ năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất? Tải về Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo Nghị định 175?
- Gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu 2025? Ô tô, xe máy gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn phạt bao nhiêu?
- Miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập 2025 mấy năm? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp thuế môn bài không?