Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng gồm các bước nào?
Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng gồm các bước nào?
Theo Điều 6 Thông tư 13/2024/TT-BXD quy định như sau:
Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện theo trình tự các bước sau:
1. Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
2. Đo đạc kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
3. Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
4. Thẩm định và nộp kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Như vậy, quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện theo trình tự các bước sau:
Bước 1. Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Bước 2. Đo đạc kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Bước 3. Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Bước 4. Thẩm định và nộp kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng gồm các bước nào? (hình từ internet)
Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực như thế nào?
Theo Điều 27 Thông tư 13/2024/TT-BXD quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực
Việc đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính căn cứ theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực. Cụ thể:
1. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện theo mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
2. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực căn cứ vào khả năng thực hiện các biện pháp giảm nhẹ sau:
a) Các biện pháp được quy định tại mục 2.1 và mục 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các biện pháp về chính sách, thiết kế, thi công, quản lý, vận hành, tài chính khác.
Như vậy, việc đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính căn cứ theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực. Cụ thể:
- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện theo mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định 06/2022/NĐ-CP TẢI VỀ
- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực căn cứ vào khả năng thực hiện các biện pháp giảm nhẹ sau:
+ Các biện pháp được quy định tại mục 2.1 và mục 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; Tải về
+ Các biện pháp về chính sách, thiết kế, thi công, quản lý, vận hành, tài chính khác.
Mục tiêu, lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là gì?
Theo Điều 7 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
- Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), bao gồm mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan định kỳ cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cho giai đoạn đến hết năm 2030, phân kỳ thực hiện đến năm 2025; thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
- Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở và theo lộ trình sau đây:
+ Cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở;
+ Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo hạn ngạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.
- Khuyến khích các dự án đầu tư mới áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính hoặc tham gia vào các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
- Các biện pháp chính sách, quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở;
- Công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải khí nhà kính;
- Các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Thông tư 13/2024/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán?
- Mẫu Giấy đề nghị thanh toán làm thêm giờ dành cho người lao động? Tiền lương làm thêm giờ ít nhất vào ngày thường là bao nhiêu?
- Tái định cư tại chỗ là gì theo Nghị định 98? Chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì thực hiện thế nào?
- Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì?
- Trạm giám sát biến đổi khí hậu là gì? Xây dựng, quản lý, khai thác trạm giám sát biến đổi khí hậu có phải là nội dung giám sát biến đổi khí hậu?