Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì?

Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57 là bao nhiêu? Các giấy tờ đề nghị cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm những gì?

Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57 là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định về nộp lệ phí cấp giấy phép như sau:

Nộp lệ phí cấp Giấy phép
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hoặc thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
2. Mức lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hoặc thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Mức lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Cụ thể:

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 150/2016/TT-BTC quy định về lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định như sau:

Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí
Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là bao nhiêu theo quy định hiện nay?

Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 150/2016/TT-BTC quy định:

Tổ chức thu lệ phí
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thu, kê khai, nộp lệ phí theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Như vậy, lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 70.000.000 đồng/1 giấy phép.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thu, kê khai, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định.

Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì?

Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì? (Hình từ Internet)

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 57/2024/TT-NHNN có dạng:

phụ lục 05

Xem và tải Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng mới nhất

Tải về

Các giấy tờ đề nghị cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ chung đề nghị cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép do các cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập ký theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

(2) Dự thảo Điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

(3) Đề án thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng (trừ trường hợp quy định tại (4)), bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:

- Sự cần thiết thành lập;

- Tên tổ chức tín dụng phi ngân hàng đề nghị thành lập, loại hình, tên tỉnh/thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở chính, thời gian hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động và khả năng đáp ứng các điều kiện hoạt động ngân hàng quy định đối với loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng đề nghị thành lập theo quy định của pháp luật;

- Năng lực tài chính của các cổ đông sáng lập, cổ đông góp vốn thành lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, thành viên góp vốn;

- Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động dự kiến trong 03 năm đầu tiên;

- Danh sách nhân sự dự kiến, trong đó mô tả chi tiết trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán và kiểm toán đáp ứng được các yêu cầu của từng vị trí, chức danh:

(i) Chủ tịch, thành viên, thành viên độc lập Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; Trưởng ban các Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;

(ii) Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát;

(iii) Tổng giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng và người đứng đầu các đơn vị trực thuộc trong cơ cấu tổ chức.

- Chính sách quản lý rủi ro: Nhận diện, đo lường, phòng ngừa, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác trong quá trình hoạt động;

- Công nghệ thông tin:

(i) Dự kiến đầu tư tài chính cho công nghệ thông tin;

(ii) Hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro và các quy định của Ngân hàng Nhà nước;

(iii) Khả năng áp dụng công nghệ thông tin, trong đó nêu rõ: thời gian thực hiện đầu tư công nghệ; loại hình công nghệ dự kiến áp dụng; dự kiến cán bộ và khả năng của cán bộ trong việc áp dụng công nghệ thông tin; bảo đảm hệ thống thông tin có thể tích hợp và kết nối với hệ thống quản lý của Ngân hàng Nhà nước để cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước;

(iv) Hồ sơ về hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

(v) Các giải pháp đảm bảo an toàn, bảo mật tương ứng với loại hình dịch vụ dự kiến triển khai; các giải pháp về đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống công nghệ thông tin;

(vi) Nhận diện, đo lường và triển khai phương án quản lý rủi ro đối với công nghệ dự kiến áp dụng trong lĩnh vực hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

(vii) Dự kiến phân công trách nhiệm báo cáo và kiểm soát hoạt động hệ thống công nghệ thông tin;

- Khả năng phát triển bền vững trên thị trường:

(i) Phân tích và đánh giá thị trường, trong đó nêu được thực trạng, thách thức và triển vọng;

(ii) Khả năng tham gia và cạnh tranh trên thị trường, trong đó chứng minh được lợi thế khi tham gia thị trường;

(iii) Chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động và nội dung hoạt động ngân hàng, đối tượng khách hàng, trong đó phân tích chi tiết việc đáp ứng các điều kiện đối với những nội dung hoạt động có điều kiện;

- Hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm toán nội bộ:

(i) Nguyên tắc hoạt động và yêu cầu của hệ thống kiểm soát nội bộ;

(ii) Dự thảo các quy định nội bộ cơ bản về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tối thiểu bao gồm các quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật các tổ chức tín dụng 2024 và các quy định sau đây: Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Người điều hành; Quy định về tổ chức và hoạt động của trụ sở chính, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc khác;

(iii) Nội dung và quy trình hoạt động của kiểm toán nội bộ;

- Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau đây: Phân tích thị trường, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh; các báo cáo tài chính dự kiến của từng năm (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và thuyết minh khả năng thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong từng năm).

(4) Đề án thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã được chủ sở hữu phê duyệt bao gồm tối thiểu các nội dung quy định tại (3) (trừ điểm a, điểm c) đối với trường hợp chủ sở hữu là ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

(5) Tài liệu chứng minh năng lực của bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến:

- Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư 57/2024/TT-NHNN;

- Phiếu lý lịch tư pháp:

(i) Đối với nhân sự dự kiến có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa) và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;

(ii) Đối với nhân sự dự kiến không có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương (có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích; thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã) phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định. Trường hợp phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp không có thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì Trưởng Ban trù bị phải có văn bản giải trình về việc không có cơ quan có thẩm quyền của nước cấp lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương cung cấp thông tin này và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhân sự bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến không thuộc các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024;

(iii) Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương quy định tại điểm b(i) và b(ii) phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không quá 06 tháng;

- Các văn bằng chứng minh trình độ chuyên môn;

- Các tài liệu khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan;

- Trường hợp người dự kiến được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không có quốc tịch Việt Nam, ngoài các văn bản nêu trên, phải có văn bản cam kết đáp ứng đủ các điều kiện để được cư trú và làm việc tại Việt Nam.

(6) Biên bản cuộc họp hội nghị thành lập của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập hoặc văn bản của chủ sở hữu về việc lựa chọn Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị, thông qua dự thảo Điều lệ, đề án thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng và phê duyệt danh sách các chức danh quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến và lựa chọn Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị.

70 lượt xem
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
Pháp luật
Thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Thành viên sáng lập là doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ yêu cầu nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?
Pháp luật
Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần theo Thông tư 57 gồm những gì?
Pháp luật
Thông tư 57/2024 quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng như thế nào?
Pháp luật
Việc xây dựng nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động có nằm trong nội dung quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng không?
Pháp luật
Việc nhận dạng theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Thời hạn ban hành kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Giám sát của quản lý cấp cao tổ chức tín dụng phi ngân hàng là việc giám sát của ai? Giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào