Việc xây dựng nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động có nằm trong nội dung quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng không?

Việc xây dựng nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động có nằm trong nội dung quản lý rủi ro hoạt động tối thiểu không? Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động có nằm trong nội dung của việc báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động tối thiểu không?

Việc xây dựng nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động có nằm trong nội dung quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:

Yêu cầu về quản lý rủi ro hoạt động
Quản lý rủi ro hoạt động tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây;
1. Xây dựng nguyên tắc thực hiện quản lý rủi ro hoạt động.
2. Xây dựng nguyên tắc sử dụng hoạt động thuê ngoài, mua bảo hiểm, ứng dụng công nghệ.
3. Xây dựng kế hoạch duy trì hoạt động liên tục, tối thiểu đối với các trường hợp mất tài liệu quan trọng, hệ thống công nghệ thông tin bị sự cố và các sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Kế hoạch duy trì hoạt động liên tục phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Có hệ thống dự phòng về nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu thông tin;
b) Có các biện pháp giảm thiểu tổn thất do ngừng hoạt động;
c) Khôi phục được các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.

Như vậy, việc xây dựng nguyên tắc thực hiện quản lý rủi ro hoạt động là một trong những nội dung của việc quản lý rủi ro hoạt động tối thiểu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Việc xây dựng nguyên tắc thực hiện quản lý rủi ro hoạt động có nằm trong nội dung quản lý rủi ro hoạt động tối thiểu không?

Việc xây dựng nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động có nằm trong nội dung quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng không? (Hình từ Internet)

Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động có nằm trong nội dung của việc báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động tối thiểu không?

Căn cứ theo điểm e khoản 4 Điều 7 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:

Theo đó, việc báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:

- Các trường hợp phát sinh rủi ro hoạt động trong kỳ báo cáo và lý do;

- Số liệu tổn thất do rủi ro hoạt động, các biện pháp xử lý tổn thất và duy trì hoạt động liên tục (nếu có);

- Sự kiện, tác động bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

- Tình hình hoạt động thuê ngoài và quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài;

- Thay đổi về ứng dụng công nghệ (nếu có) và tình hình quản lý rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ;

- Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động;

- Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.

Theo đó, các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động thuộc nội dung của việc báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động tối thiểu.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện nhận dạng, theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động như thế nào?

Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về việc nhận dạng, theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động như sau:

(1) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải nhận dạng đầy đủ rủi ro hoạt động trong các hoạt động kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin và các hệ thống quản lý khác.

Do đó, việc nhận dạng rủi ro hoạt động được thực hiện đối với các trường hợp sau đây:

- Gian lận nội bộ do hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, vi phạm các chiến lược, chính sách và quy định nội bộ liên quan đến ít nhất một cá nhân của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm cả hành vi không đúng chức trách, nhiệm vụ, hành vi vượt thẩm quyền, trộm cắp, lợi dụng thông tin nội bộ để trục lợi);

- Gian lận bên ngoài do các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do đối tượng bên ngoài gây nên mà không có sự trợ giúp, cấu kết của cá nhân, bộ phận của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm cả hành vi trộm cắp, cướp, giả mạo thẻ, chứng từ, xâm nhập hệ thống công nghệ thông tin để chiếm đoạt dữ liệu, tiền);

- Chính sách về lao động, an toàn nơi làm việc không phù hợp với hợp đồng lao động, quy định của pháp luật về lao động, bảo vệ sức khỏe và an toàn nơi làm việc;

- Vô ý vi phạm quy định liên quan đến khách hàng, quy trình cung cấp sản phẩm và đặc tính sản phẩm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền đối với khách hàng (bao gồm cả hành vi vi phạm bảo mật thông tin khách hàng, cung cấp sản phẩm dịch vụ trái quy định);

- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

- Hư hỏng, mất tài sản, công cụ, thiết bị do các sự kiện bất khả kháng, tác động của con người và các sự kiện khác;

- Gián đoạn hoạt động kinh doanh do hệ thống công nghệ thông tin gặp sự cố;

- Hạn chế, bất cập của quy trình giao dịch, kiểm soát giao dịch và quản lý giao dịch;

- Các trường hợp khác theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

(2) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện theo dõi, kiểm soát rủi ro hoạt động thông qua hoạt động kiểm soát quy định tại Điều 14 Thông tư 14/2023/TT-NHNN và các biện pháp khác theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc xây dựng nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động có nằm trong nội dung quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng không?
Pháp luật
Việc nhận dạng theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Thời hạn ban hành kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Giám sát của quản lý cấp cao tổ chức tín dụng phi ngân hàng là việc giám sát của ai? Giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro thế nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng quản lý rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ nào? Có được mua bảo hiểm để giảm thiểu tổn thất?
Pháp luật
Việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Thời hạn gửi báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải là khi nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử cho bao nhiêu khách hàng thì phải có kiểm toán viên công nghệ thông tin?
Pháp luật
Bộ phận tuân thủ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng có chức năng gì? Bộ phận tuân thủ thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ?
Pháp luật
Rủi ro hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng có bao gồm rủi ro danh tiếng? Phải nhận dạng rủi ro hoạt động trong những hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
115 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào