Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng gồm các bước nào?

Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng gồm các bước nào? Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực như thế nào? Mục tiêu, lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là gì?

Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng gồm các bước nào?

Theo Điều 6 Thông tư 13/2024/TT-BXD quy định như sau:

Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện theo trình tự các bước sau:
1. Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
2. Đo đạc kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
3. Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
4. Thẩm định và nộp kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Như vậy, quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1. Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Bước 2. Đo đạc kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Bước 3. Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Bước 4. Thẩm định và nộp kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng gồm các bước nào?

Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng gồm các bước nào? (hình từ internet)

Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực như thế nào?

Theo Điều 27 Thông tư 13/2024/TT-BXD quy định như sau:

Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực
Việc đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính căn cứ theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực. Cụ thể:
1. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện theo mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
2. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực căn cứ vào khả năng thực hiện các biện pháp giảm nhẹ sau:
a) Các biện pháp được quy định tại mục 2.1 và mục 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các biện pháp về chính sách, thiết kế, thi công, quản lý, vận hành, tài chính khác.

Như vậy, việc đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính căn cứ theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực. Cụ thể:

- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện theo mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định 06/2022/NĐ-CP TẢI VỀ

- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực căn cứ vào khả năng thực hiện các biện pháp giảm nhẹ sau:

+ Các biện pháp được quy định tại mục 2.1 và mục 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; Tải về

+ Các biện pháp về chính sách, thiết kế, thi công, quản lý, vận hành, tài chính khác.

Mục tiêu, lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là gì?

Theo Điều 7 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:

- Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), bao gồm mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan định kỳ cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cho giai đoạn đến hết năm 2030, phân kỳ thực hiện đến năm 2025; thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

- Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở và theo lộ trình sau đây:

+ Cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở;

+ Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo hạn ngạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.

- Khuyến khích các dự án đầu tư mới áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính hoặc tham gia vào các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Lưu ý: Phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:

- Các biện pháp chính sách, quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở;

- Công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải khí nhà kính;

- Các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Lưu ý: Thông tư 13/2024/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2025.

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng gồm các bước nào?
Pháp luật
Cơ sở phát thải khí nhà kính có được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch đã được phân bổ hay không?
Pháp luật
Nhà nước có hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đối với dự án sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính không?
Pháp luật
Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm những gì? Ai có trách nhiệm thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính?
Pháp luật
Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính do cơ quan nào kiểm tra, giám sát?
Pháp luật
Việc thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ Tài Nguyên và Môi trường thực hiện đúng không?
Pháp luật
Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có bao gồm phương thức công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải nhà kính không?
Pháp luật
Hội đồng thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm những thành viên nào?
Pháp luật
Tần suất Ủy ban nhân dân chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền rà soát số liệu tiêu thụ năng lượng của cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính định kỳ là bao nhiêu lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
28 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào