Quy hoạch mạng lưới đường bộ như thế nào? Quy hoạch nào cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ?
Quy hoạch mạng lưới đường bộ theo quy định Luật Đường bộ mới nhất như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Lưu ý: Quy hoạch mạng lưới đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;
- Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.
Quy hoạch mạng lưới đường bộ theo quy định Luật Đường bộ mới nhất như thế nào? Quy hoạch nào cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ? (hình từ internet)
Quy hoạch nào cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ?
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:
Quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ
...
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
a) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;
b) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;
c) Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai.
...
Như vậy, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ.
Ngoài ra, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng;
- Xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính;
- Phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp;
- Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;
Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ có phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ không?
Theo Điều 12 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:
Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ
1. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác có liên quan.
2. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị là một bộ phận của đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị.
3. Tỷ lệ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt từ 11% đến 26%, phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành, nội thị của từng loại đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Đô thị có yếu tố đặc thù theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tối thiểu đạt 50% tỷ lệ đất quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác có liên quan.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/030225/quy-hoach-mang-luoi-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/4-nhom-chi-tieu-thong-ke-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/220724/ket-cau-ha-tang-8.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/220724/ket-cau-ha-tang-9.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NDBT/bao-duong-sua-chua-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/LA/26-10-2022/giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/AHT/bao-ve-ket-cau-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TS/14-04/Ket-cau-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/KL/ket-cau-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TTN/ket-cau-ha-tang-duong-bo.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh giản biên chế theo Nghị định 178: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng CBCCVC là gì?
- Rằm tháng giêng cúng xôi gì? Mâm cúng Rằm tháng Giêng đơn giản 2025? Rằm tháng Giêng 2025 có được nghỉ không?
- Ngày nhà thơ Việt Nam là gì? Ngày nhà thơ Việt Nam là ngày nào? Chủ đề Ngày thơ Việt Nam 2025 là gì?
- Chỉ huy nổ mìn là gì? Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ như thế nào theo quy định tại Nghị định 181?
- Công dân có được quyền thực hành khấn rằm tháng giêng? Rằm tháng giêng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương?