Chỉ huy nổ mìn là gì? Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ như thế nào theo quy định tại Nghị định 181?
Chỉ huy nổ mìn là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 181/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người quản lý là người được tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật, an toàn trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp, trừ chỉ huy nổ mìn.
2. Chỉ huy nổ mìn là người được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bổ nhiệm để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được ký duyệt.
3. Thợ nổ mìn là người trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được ký duyệt và tuân thủ theo chỉ đạo, hướng dẫn của chỉ huy nổ mìn.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chỉ huy nổ mìn là người được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bổ nhiệm để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được ký duyệt.
Chỉ huy nổ mìn là gì? Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ như thế nào theo quy định tại Nghị định 181? (Hình từ Internet)
Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 4 Nghị định 181/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình độ chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành kỹ thuật: Hoá chất; vũ khí; vật liệu nổ; chỉ huy kỹ thuật công binh; khai thác mỏ; kỹ thuật mỏ; địa chất; xây dựng công trình; giao thông; thủy lợi; địa vật lý; dầu khí.
2. Người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ đại học trở lên.
3. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành kỹ thuật: Hoá chất, vũ khí, vật liệu nổ, chỉ huy kỹ thuật công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.
4. Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:
a) Đối với chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều này hoặc chuyên ngành khoan nổ mìn, Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;
b) Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác không thuộc các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này, Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.
5. Thợ nổ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 4 Điều này hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và phải có thời gian tối thiểu 06 tháng làm công việc phục vụ nổ mìn.
Theo đó, chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:
(1) Đối với chuyên ngành kỹ thuật hoá chất; vũ khí; vật liệu nổ; chỉ huy kỹ thuật công binh; khai thác mỏ; kỹ thuật mỏ; địa chất; xây dựng công trình; giao thông; thủy lợi; địa vật lý; dầu khí hoặc chuyên ngành khoan nổ mìn: Chỉ huy nổ mìn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên
- Có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;
(2) Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác không thuộc các chuyên ngành nêu trên: Chỉ huy nổ mìn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên
- Có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.
Chỉ huy nổ mìn có thuộc đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố không?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 181/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố
1. Người quản lý.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
3. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ công nghiệp.
4. Chỉ huy nổ mìn.
5. Thợ nổ mìn.
6. Người phục vụ liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
7. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.
Như vậy, chỉ huy nổ mìn thuộc một trong những đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ huy nổ mìn là gì? Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ như thế nào theo quy định tại Nghị định 181?
- Công dân có được quyền thực hành khấn rằm tháng giêng? Rằm tháng giêng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương?
- Điều khiển xe ô tô rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu cấm rẽ phải đối với xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu kế hoạch tinh giản biên chế theo Nghị định 178? Chế độ về hưu trước tuổi theo Nghị định 178 thế nào?
- Rằm lớn là tháng mấy? 03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng? Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không?