Quy định về trách nhiệm gửi quyết định kháng nghị đến Tòa án, bị cáo và những người liên quan như thế nào?
- Kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định pháp luật
- Quy định về trách nhiệm gửi quyết định kháng nghị đến Tòa án, bị cáo và những người liên quan như thế nào?
- Muốn thay đổi bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị thực hiện như thế nào?
- Thời hạn kháng nghị được quy định như thế nào?
- Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật
Kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định pháp luật
Theo Điều 336 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định kháng nghị của Viện kiểm sát như sau:
- Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
- Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;
d) Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.
Kháng nghị
Quy định về trách nhiệm gửi quyết định kháng nghị đến Tòa án, bị cáo và những người liên quan như thế nào?
Anh có thể xem lại nội dung Điều 338 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị như sau:
- Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
- Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Theo quy định trên, Viện kiểm sát có trách nhiệm gửi quyết định kháng nghị đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm, cho bị cáo và những người liên quan đến quyết định kháng nghị, và cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
Muốn thay đổi bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị thực hiện như thế nào?
Tai Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể:
- Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
- Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
- Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Thời hạn kháng nghị được quy định như thế nào?
Tại Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị như sau:
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật
Theo Điều 339 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?