Thời hạn thực hiện quyền kháng nghị quyết định của Tòa án là bao lâu? Việc kháng nghị được thực hiện từ thời điểm nào?
Những đối tượng nào có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 30 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2014 quy định về đối tượng có quyền kháng nghị quyết định của toà án như sau:
Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
1. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Cơ quan đề nghị có quyền kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2104 quy định về kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp; tham gia việc xét hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Pháp lệnh này.
3. Sau khi nhận được thông báo thụ lý hồ sơ của Tòa án cùng cấp, Viện kiểm sát có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ việc tại Tòa án đã thụ lý vụ việc đó.
Theo quy định nêu trên thì Cơ quan đề nghị có quyền kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.
Như vậy, đối tượng có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính là Viện Kiểm sát.
Thời hạn thực hiện quyền kháng nghị quyết định của Tòa án là bao lâu? Kể từ thời điểm nào?
Căn cứ Điều 31 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2014 quy định về thời thời gian và thời điểm kháng nghị quyết định xử lý hành chính của Tòa án như sau:
Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Thời hạn khiếu nại của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp, cha mẹ hoặc người giám hộ của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp thì thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
Trường hợp ốm đau, thiên tai, địch họa hoặc trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
2. Thời hạn kiến nghị của cơ quan đề nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định.
Như vậy, trường hợp có căn cứ cho rằng quyết định xử lý hành chính của Tòa án là trái pháp luật thì Viện kiểm sát có thể thực hiện quyền kháng nghị của mình trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định.
Thời hạn thực hiện quyền kháng nghị quyết định của Tòa án là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thủ tục giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định của Tòa án được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 33 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2014 quy định về thủ tục kháng nghị quyết định của Tòa án như sau:
Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị, Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải gửi đơn hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ cho Tòa án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết; đồng thời, thông báo về việc khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị cho cá nhân, cơ quan có liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ, Tòa án cấp trên trực tiếp phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo cho người khiếu nại, cơ quan kiến nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản việc mở phiên họp cho những người quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có sự tham gia của người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của người khiếu nại và đại diện cơ quan đề nghị, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; trường hợp đại diện cơ quan đề nghị, Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Pháp lệnh này.
Người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp, nếu không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Tòa án có thể mời chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học tham gia phiên họp để phát biểu ý kiến về vấn đề chuyên môn có liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
5. Người khiếu nại rút khiếu nại, cơ quan đề nghị rút kiến nghị, Viện kiểm sát rút kháng nghị thì Tòa án đình chỉ việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; trong trường hợp này, quyết định đã bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có hiệu lực thi hành.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kháng nghị, Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải gửi văn bản kháng nghị kèm theo hồ sơ cho Tòa án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết; đồng thời, thông báo về việc kháng nghị cho cá nhân, cơ quan có liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kháng nghị kèm theo hồ sơ, Tòa án cấp trên trực tiếp phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo cho người khiếu nại vàViện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản việc mở phiên họp cho những người khiếu nại và Viện kiểm sát cùng cấp.
Phiên họp xem xét, giải quyết kháng nghị có sự tham gia của người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của người khiếu nại và Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?