Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ cho vay chiếm 80% thì có phải giải thể Quỹ đó hay không?

Tôi muốn hỏi trường hợp Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay chiếm 80% thì có bị giải thể không? Vì tôi nghe nói Quỹ ở địa phương tôi đã rơi vào tình trạng này trong vòng 02 năm nay rồi. Nếu bị giải thể, quy trình thực hiện diễn ra như thế nào? Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và Hội đồng quản lý Quỹ sau khi có quyết định giải thể là gì?

Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ cho vay chiếm 80% thì có phải giải thể không?

Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Nợ xấu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Quỹ đầu tư phát triển địa phương bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 43 Nghị định 147/2020/NĐ-CP sau đây:

(1) Quỹ đã thành lập và hoạt động nhưng sau thời hạn 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vốn điều lệ thực có thấp hơn 300 tỷ đồng.

(2) Quỹ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và có tỷ lệ giá trị dư nợ cho vay và đầu tư (không bao gồm các khoản nhận ủy thác cho vay) trên vốn chủ sở hữu thấp hơn 20% trong 05 năm liên tiếp.

(3) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cao hơn 50% hoặc tỷ lệ các khoản nợ phải thu khó đòi trên tổng số vốn đầu tư cao hơn 80% và lũy kế chênh lệch thu - chi âm lớn hơn hoặc bằng 75% số vốn điều lệ thực có của Quỹ đầu tư phát triển địa phương trong 05 năm liên tiếp.

(4) Các trường hợp Quỹ hoạt động không hiệu quả hoặc không cần thiết phải duy trì Quỹ theo đánh giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó, Quỹ đầu tư phát triển địa phương bạn khi có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ cho vay là 80% trong vòng 02 năm liên tiếp thì chưa bị giải thể theo quy định pháp luật hiện hành. Quỹ còn cần phải có thêm điều kiện lũy kế chênh lệch thu - chi âm lớn hơn hoặc bằng 75% số vốn điều lệ thực có của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Tình trạng này phải kéo dài trong vòng 05 năm liên tiếp thì mới đủ điều kiện khiến Quỹ giải thể.

Quy trình tiến hành giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Trước tiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định tại Điều 44 Nghị định 147/2020/NĐ-CP.

Thành phần của Hội đồng giải thể bao gồm:

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Đại diện lãnh đạo các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ và Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đại diện lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa phương.

- Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

- Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của địa phương.

Quy trình giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định tại Điều 45 Nghị định 147/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Hội đồng giải thể xây dựng phương án giải thể, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân thông qua. Phương án giải thể bao gồm các nội dung sau:

a) Đánh giá của tổ chức kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, trừ trường hợp Quỹ đã có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập trong vòng 06 tháng trước thời điểm quyết định giải thể Quỹ.

b) Phương án thanh lý tài sản, xử lý nguồn vốn điều lệ, các khoản cho vay và đầu tư đang thực hiện và thanh toán các khoản nợ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

c) Phương án chuyển giao các khoản nhận ủy thác của các tổ chức ủy thác.

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.

đ) Điều khoản chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

(2) Sau khi phương án giải thể được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính và công bố việc giải thể trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trung ương.

(3) Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực:

a) Quỹ đầu tư phát triển địa phương có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 46 Nghị định này.

b) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 47 Nghị định này.

(4) Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi Quỹ đầu tư phát triển địa phương đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

(5) Thời gian giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương không quá 02 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực. Trường hợp cần thiết theo yêu cầu thực tiễn của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian giải thể nhưng tối đa không quá 01 năm.

Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương sau khi có quyết định giải thể là gì?

Sau khi có quyết định giải thể, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có các trách nhiệm quy định tại Điều 46 Nghị định 147/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Chấm dứt ngay hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và các hoạt động có liên quan khi quyết định giải thể có hiệu lực.

(2) Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải thực hiện:

a) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực.

b) Lập danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ tại các tổ chức tín dụng; danh sách nợ phải trả, bao gồm các khoản vốn huy động; danh sách khách hàng cho vay và số nợ gốc, lãi phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi); danh sách các dự án đầu tư, các khoản vốn góp tại tổ chức kinh tế và số vốn phải thu hồi từ các dự án này; danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác.

c) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Quỹ (nếu có).

(3) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:

a) Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của Quỹ; danh sách các khoản cho vay, đầu tư, các khoản ủy thác và nhận ủy thác của Quỹ.

b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của Quỹ đầu tư phát triển địa phương (kể cả tài sản chưa thu hồi được).

Trách nhiệm của Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương sau khi có quyết định giải thể là gì?

Sau khi có quyết định giải thể, Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương có các trách nhiệm quy định tại Điều 47 Nghị định 147/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, Hội đồng giải thể có trách nhiệm:

a) Thu hồi con dấu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương để phục vụ việc giải thể

b) Tổ chức giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo phương án được duyệt.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc giải thể, Hội đồng giải thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả giải thể.

(2) Hội đồng giải thể được sử dụng con dấu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.

Như vậy, Quỹ đầu tư phát triển địa phương bị giải thể trong các trường hợp quy định tại Điều 43 Nghị định 147/2020/NĐ-CP nêu trên, Trường hợp Quỹ chỉ có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là 80% trong vòng 02 năm thì chưa đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật.

Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Giải thể Quỹ đầu tư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của NHNN Việt Nam trong thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Pháp luật
Nếu tỷ lệ nợ xấu và nợ khó đòi lớn, có thể đánh giá Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động không hiệu quả không?
Pháp luật
Quỹ đầu tư phát triển địa phương xếp loại B khi nào? Sau khi đánh giá xếp loại hiệu quả hoạt động, cơ quan nào có thẩm quyền thông qua báo cáo?
Pháp luật
Tỷ lệ nợ xấu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là 49% thì có bị xem là mất an toàn tài chính không? Khi nào thì Quỹ được xếp loại A?
Pháp luật
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có những loại báo cáo nào? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của Quỹ?
Pháp luật
Khoản chi cho nhân viên của Quỹ đầu tư phát triển địa phương có được liệt kê vào chi phí hoạt động của Quỹ không?
Pháp luật
Tiền thu được sau khi thanh lý, bán tài sản có được xem là doanh thu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương không?
Pháp luật
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể thực hiện hoạt động cho vay không? Nếu có, thu nhập từ hoạt động này được ghi nhận như thế nào?
Pháp luật
Chi phí quản lý của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm những khoản nào? Chênh lệch thu, chi của Quỹ được phân phối như thế nào?
Pháp luật
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được phép đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư hay không?
Pháp luật
Ban Kiểm soát Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như thế nào? Ban điều hành Quỹ có chức vụ kế toán trưởng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ đầu tư
1,376 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào