Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có những nội dung nào? Tên trung tâm có được đặt trùng không?
Tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp có được đặt trùng không?
Tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp có được đặt trùng không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH, khoản 6 Điều 25 Nghị định 143/2016/NĐ-CP về nguyên tắc đặt tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp như sau:
Nguyên tắc đặt tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Tên bằng tiếng Việt của trung tâm giáo dục nghề nghiệp gồm các cấu phần sau: “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp + lĩnh vực hoặc nhóm nghề đào tạo chính hoặc tên riêng của trung tâm hoặc tên địa danh hoặc loại hình của trung tâm”.
2. Tên trung tâm không được trùng với tên trung tâm đã thành lập trước đó.
3. Tên bằng tiếng Việt của trung tâm được ghi trong quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, con dấu, các văn bản, giấy tờ giao dịch của trung tâm và được gắn tại trụ sở chính của trung tâm.
Như vậy, theo quy định trên thì tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp không được trùng với tên trung tâm đã thành lập trước đó.
Tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp có được đặt trùng không? Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm phải có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo bao nhiêu loại hình?
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo bao nhiêu loại hình, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH, khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Các loại hình trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp trong Điều lệ này được tổ chức theo loại hình gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập;
b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục.
2. (Bãi bỏ)
3. Cơ quan trực tiếp quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ quan, tổ chức được giao quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; các Sở, Ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.
Như vậy, theo quy định trên thì trung tâm giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo 02 loại hình gồm:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập;
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục.
Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có những nội dung nào?
Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Căn cứ vào Điều lệ này, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể của trung tâm, không trái với các quy định pháp luật có liên quan.
2. Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên trung tâm;
b) Mục tiêu và sứ mạng;
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm;
d) Tổ chức các hoạt động đào tạo;
đ) Nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ quản lý;
e) Nhiệm vụ và quyền của người học;
g) Tổ chức và quản lý của trung tâm;
h) Quan hệ giữa trung tâm với doanh nghiệp, gia đình và xã hội;
i) Tài chính và tài sản của trung tâm;
k) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
3. Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp do giám đốc phê duyệt và phải được công bố công khai tại trung tâm.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm được phê duyệt, giám đốc trung tâm có trách nhiệm gửi 01 bản quyết định phê duyệt quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm về cơ quan trực tiếp quản lý trung tâm, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi quản lý và về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp để thực hiện quản lý theo địa bàn.
4. Phê duyệt quy chế tổ chức, hoạt động sửa đổi, bổ sung
Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm mình theo quy định tại Khoản 3 của Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên trung tâm;
- Mục tiêu và sứ mạng;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm;
- Tổ chức các hoạt động đào tạo;
- Nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ quản lý;
- Nhiệm vụ và quyền của người học;
- Tổ chức và quản lý của trung tâm;
- Quan hệ giữa trung tâm với doanh nghiệp, gia đình và xã hội;
- Tài chính và tài sản của trung tâm;
- Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?