Quản lý việc tiếp nhận thông tin khiếu nại tại nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân các cấp thông qua đâu?
- Người tiếp công dân tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân các cấp được từ chối tiếp người khiếu nại về vụ việc đã giải quyết đúng pháp luật nhưng vẫn cố tình khiếu nại kéo dài đúng không?
- Để làm cơ sở từ chối tiếp người khiếu nại cố tình khiếu nại kéo dài, người tiếp công dân cần làm gì?
- Quản lý việc tiếp nhận thông tin khiếu nại tại nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân các cấp thông qua đâu?
Người tiếp công dân tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân các cấp được từ chối tiếp người khiếu nại về vụ việc đã giải quyết đúng pháp luật nhưng vẫn cố tình khiếu nại kéo dài đúng không?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về từ chối tiếp công dân như sau:
Từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân nhưng phải giải thích cho công dân biết lý do từ chối và phải báo cáo cho lãnh đạo đơn vị biết.
...
Tại Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về những trường hợp được từ chối tiếp công dân.
Theo đó, người tiếp công dân tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân các cấp được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người tiếp công dân tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân các cấp từ chối tiếp trong trường hợp người khiếu nại về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại kéo dài.
Tiếp công dân tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân các cấp (hình từ Internet)
Để làm cơ sở từ chối tiếp người khiếu nại cố tình khiếu nại kéo dài, người tiếp công dân cần làm gì?
Cũng tại Điều 3 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về từ chối tiếp công dân như sau:
Từ chối tiếp công dân
...
Đối với những trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Tiếp công dân, người tiếp công dân phối hợp với bảo vệ cơ quan hoặc một công chức khác trong đơn vị lập biên bản ghi nhận sự việc để làm cơ sở từ chối tiếp công dân. Trường hợp công dân có hành vi gây rối trật tự tại nơi tiếp công dân, người tiếp công dân phối hợp với bảo vệ tại nơi tiếp công dân, Cảnh sát bảo vệ hoặc Công an xã, phường, thị trấn tại nơi tiếp công dân lập biên bản ghi nhận sự việc; báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Tiếp công dân thì người tiếp công dân dự thảo văn bản Thông báo từ chối tiếp công dân, trình người có thẩm quyền ký ban hành (thực hiện theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Quy định này).
Theo đó, trường hợp người khiếu nại về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại kéo dà thì người tiếp công dân phối hợp với bảo vệ cơ quan hoặc một công chức khác trong đơn vị lập biên bản ghi nhận sự việc để làm cơ sở từ chối tiếp công dân.
Nếu người này có hành vi gây rối trật tự tại nơi tiếp công dân, người tiếp công dân phối hợp với bảo vệ tại nơi tiếp công dân, Cảnh sát bảo vệ hoặc Công an xã, phường, thị trấn tại nơi tiếp công dân lập biên bản ghi nhận sự việc. Đồng thời, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Quản lý việc tiếp nhận thông tin khiếu nại tại nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân các cấp thông qua đâu?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Quản lý việc tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Viện kiểm sát nhân dân các cấp quản lý việc tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thông qua sổ tiếp công dân và phần mềm quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Sổ tiếp công dân được thực hiện theo Mẫu số 77 ban hành kèm theo Quyết định số 29/QĐ-VKSTC ngày 29/01/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân các cấp quản lý việc tiếp nhận thông tin khiếu nại thông qua sổ tiếp công dân và phần mềm quản lý công tác giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?