Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là gì? Thẩm quyền ban hành quy chế quản lý nội bộ để quản lý nhân sự?
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là gì?
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là quá trình điều hành và quản lý con người trong nội bộ tổ chức. Hoạt động này bao gồm việc giám sát, điều chỉnh và định hướng nhân viên, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và người lao động.
Mục tiêu chính của quản lý nhân sự là kích thích và tối ưu hóa năng lực của từng cá nhân, từ đó nâng cao hiệu suất công việc và giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra.
Một yếu tố quan trọng trong quá trình quản lý nhân sự là đảm bảo quyền lợi và sự phát triển của từng nhân viên. Điều này không chỉ giúp giữ vững lòng trung thành của người lao động mà còn tạo điều kiện để họ phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Để thực hiện điều này hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách đãi ngộ và phúc lợi hợp lý, từ đó tạo động lực làm việc và thu hút nhân tài một cách bền vững.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là gì? Thẩm quyền ban hành quy chế quản lý nội bộ để quản lý nhân sự? (Hình từ Internet)
Tổng giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên có được ban hành quy chế quản lý nội bộ để quản lý nhân sự không?
Thẩm quyền ban hành quy chế quản lý nội bộ để quản lý nhân sự của Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên được quy định tại Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Theo đó, tổng giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể ban hành quy chế quản lý nội bộ để quản lý nhân sự, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên được quy định tại Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
1. Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;
c) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm những giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
Lưu ý: Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở được quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?