QCVN 103:2019/BGTVT về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới? Yêu cầu kỹ thuật chung đối với đơn vị đăng kiểm ra sao?
QCVN 103:2019/BGTVT về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới có nội dung gì?
Quy chuẩn QCVN 103:2019/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Vụ Khoa học - Công nghệ trình duyệt và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 30/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2019.
Theo đó, Quy chuẩn QCVN 103:2019/BGTVT quy định yêu cầu kỹ thuật về cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý, hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
QCVN 103:2019/BGTVT về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới? Yêu cầu kỹ thuật chung đối với đơn vị đăng kiểm ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật chung đối với đơn vị đăng kiểm xe cơ giới ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 103:2019/BGTVT, đơn vị đăng kiểm xe cơ giới phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật chung như sau:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm bao gồm: mặt bằng; nhà xưởng; nhà văn phòng; bãi đỗ xe; đường nội bộ; dây chuyền kiểm định; phần mềm, thiết bị thông tin, lưu trữ truyền số liệu; hệ thống giám sát hoạt động kiểm định và thông tin niêm yết để đáp ứng việc kiểm định xe cơ giới.
- Toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm được bố trí trên cùng một khu đất mà đơn vị được quyền sử dụng hợp pháp, có đường giao thông thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định, không gây cản trở giao thông trên đường; có lối vào, lối ra đảm bảo an toàn cho xe cơ giới và người đi bộ.
- Có bãi đỗ xe riêng biệt dành cho xe chờ kiểm định và xe đã kiểm định chờ kết quả, cấp giấy chứng nhận kiểm định.
- Hệ thống đường giao thông nội bộ cho xe cơ giới và bãi đỗ xe được phủ bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng; chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3 mét.
- Đảm bảo phòng cháy, chữa cháy và an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định.
- Có trang bị các hệ thống, thiết bị hỗ trợ, bao gồm:
+ Hệ thống âm thanh để thông báo cho chủ xe;
+ Màn hình hiển thị tối thiểu 32 inch tại phòng chờ khách hàng để công khai quá trình giám sát hoạt động kiểm định trên dây chuyền;
+ Hệ thống camera chụp ảnh xe cơ giới vào kiểm định có hiển thị thời gian chụp trên ảnh;
+ Hệ thống hút khí thải khi kiểm tra môi trường của xe cơ giới có hệ thống thông gió cưỡng bức trong xưởng kiểm định.
- Thiết bị kiểm tra của một dây chuyền kiểm định gồm:
+ Thiết bị kiểm tra phanh;
+ Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe;
+ Thiết bị phân tích khí xả;
+ Thiết bị đo độ khói;
+ Thiết bị đo độ ồn, đối với Đơn vị có nhiều xưởng kiểm định thì mỗi xưởng kiểm định chỉ cần trang bị 01 thiết bị đo độ ồn/ 02 dây chuyền kiểm định;
+ Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước;
+ Thiết bị rung lắc (thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm);
+ Thiết bị nâng (cầu nâng) xe cơ giới hoặc hầm kiểm tra.
- Thiết bị kiểm tra của mỗi dây chuyền kiểm định có thể bố trí trong nhiều xưởng kiểm định; riêng thiết bị phân tích khí xả và thiết bị đo độ khói có thể bố trí ngoài xưởng kiểm định. Việc lắp đặt thiết bị kiểm tra phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất và đảm bảo duy trì tính năng kỹ thuật của thiết bị kiểm tra trong suốt quá trình sử dụng.
- Các thiết bị kiểm tra lắp đặt tại đơn vị đăng kiểm có hướng dẫn sử dụng và hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Thiết bị kiểm tra phải thỏa mãn tiêu chuẩn ISO, OIML, IEC, TCVN hiện hành và được trang bị bộ dụng cụ kiểm tra, đánh giá thiết bị phù hợp với kiểu loại thiết bị của đơn vị (trừ thiết bị rung lắc (thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm); Thiết bị nâng (cầu nâng) xe cơ giới hoặc hầm kiểm tra).
Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam và đơn vị đăng kiểm trong việc thực hiện Quy chuẩn QCVN 103:2019/BGTVT ra sao?
(1) Đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam
Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam được xác định theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn QCVN 103:2019/BGTVT như sau:
- Tổ chức triển khai việc thực hiện Quy chuẩn này.
- Kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ hàng năm các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm theo quy định tại quy chuẩn này.
- Xây dựng, quản lý và thống nhất chương trình phần mềm quản lý kiểm định, cơ sở dữ liệu kiểm định trên cả nước, nối mạng truyền số liệu và quản lý dữ liệu xe cơ giới kiểm định.
- Xây dựng, quản lý hệ thống giám sát kiểm định tại Cục Đăng kiểm Việt Nam để điều khiển, tiếp nhận hình ảnh từ hệ thống giám sát quá trình kiểm định của các đơn vị đăng kiểm.
(2) Đơn vị đăng kiểm
Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm được xác định theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn QCVN 103:2019/BGTVT như sau:
- Duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định để có kết quả kiểm định chính xác, khách quan; khi thay đổi mặt bằng, xưởng kiểm định, khu vực kiểm tra và thiết bị kiểm tra phải được kiểm tra, đánh giá lại.
- Thực hiện các quy định về an toàn điện, an toàn lao động và an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định.
- Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất việc thực hiện Quy chuẩn này.
- Duy trì tính năng kỹ thuật, độ chính xác của thiết bị.
- Khi bổ sung thiết bị mới vào dây chuyền kiểm định thì thiết bị phải được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ tiền thưởng công chức viên chức 2025 theo Nghị định 73? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 thế nào?
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm những đối tượng nào? Ghi đơn vị tiền tệ khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ngoại tệ thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025? Tải văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025 ở đâu?
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?