Phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt như thế nào?
- Phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt như thế nào?
- Sinh hoạt phí hưởng hàng tháng của phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được tính theo công thức nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện chế độ sinh hoạt cho phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được bố trí ở đâu?
Phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt như thế nào?
Phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 08/2019/NĐ-CP như sau:
Chế độ phu nhân/phu quân
1. Phu nhân/phu quân được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hưởng chế độ sinh hoạt phí theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
2. Phu nhân/phu quân của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài nếu không thể đi theo chồng/vợ do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do địa bàn khó khăn, nguy hiểm thì được hưởng 50% mức sinh hoạt phí theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
3. Phu nhân/phu quân khi rời Việt Nam đến địa bàn công tác và khi kết thúc nhiệm kỳ được thanh toán chi phí phương tiện đi lại từ nơi ở ra sân bay, ga tầu, bến xe và ngược lại; được hưởng tiêu chuẩn vé máy bay hạng phổ thông (economy class), nếu đi phương tiện khác thì được thanh toán theo giá vé của phương tiện. Phu nhân/phu quân Người đứng đầu cơ quan đại diện hưởng vé cùng hạng với hạng vé của Người đứng đầu cơ quan đại diện nếu cùng đi.
…
Dẫn chiếu khoản điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định 08/2019/NĐ-CP như sau:
Chế độ sinh hoạt phí
...
3. Chỉ số sinh hoạt phí thấp nhất là 100% và cao nhất là 250%, được xác định theo hệ thống tiêu chuẩn chức danh, chức vụ ngoại giao của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và hệ số lương hiện hưởng trong nước.
Chỉ số sinh hoạt phí được quy định cụ thể trong quyết định cử đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Ban hành kèm theo Nghị định này 05 Bảng chỉ số sinh hoạt phí (Phụ lục kèm theo), gồm:
...
đ) Bảng 5: Áp dụng đối với phu nhân/phu quân
Theo đó tại Bảng 5 PHỤ LỤC ban hành kèm theo Nghị định 08/2019/NĐ-CP như sau:
BẢNG CHỈ SỐ SINH HOẠT PHÍ ĐỐI VỚI PHU NHÂN/PHU QUÂN
Chức danh | Chỉ số SHP |
Phu nhân/phu quân Đại sứ | 130% |
Phu nhân/phu quân Đại sứ không phải Trường CQĐD, Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Tùy viên Quốc phòng, Phó Tùy viên Quốc phòng, Tổng lãnh sự, Chủ nhiệm Văn phòng KT-VH tại Đài Bắc, Phó Tổng lãnh sự, Phó Chủ nhiệm Văn phòng KT-VH tại Đài Bắc và Trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không giữ chức vụ ngoại giao | 120% |
Phu nhân/phu quân của Tùy viên đến Bí thư thứ nhất, Lãnh sự, Phó Lãnh sự, Trợ lý Chủ nhiệm Văn phòng KT-VH tại Đài Bắc và phu nhân/phu quân của các thành viên khác không giữ chức vụ ngoại giao hoặc lãnh sự nhưng hưởng chỉ số sinh hoạt phí tương đương | 110% |
Phu nhân/phu quân cơ yếu, kế toán, văn thư, nhân viên hành chính, kỹ thuật, lái xe, cấp dưỡng, tạp vụ, bảo vệ. | 100% |
Như vậy, theo quy định trên thì phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt như sau:
- Phu nhân Đại sứ: 130% chỉ số sinh hoạt phí.
- Phu nhân Đại sứ không phải Trường CQĐD, Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Tùy viên Quốc phòng, Phó Tùy viên Quốc phòng, Tổng lãnh sự, Chủ nhiệm Văn phòng KT-VH tại Đài Bắc, Phó Tổng lãnh sự, Phó Chủ nhiệm Văn phòng KT-VH tại Đài Bắc và Trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không giữ chức vụ ngoại giao: 120% chỉ số sinh hoạt phí.
Phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Sinh hoạt phí hưởng hàng tháng của phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được tính theo công thức nào?
Sinh hoạt phí hưởng hàng tháng của phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được tính theo công thức được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 07/2020/TT-BTC như sau:
Chế độ, định mức chi và quản lý đối với các khoản chi từ kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ
1. Tiền sinh hoạt phí cho thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và phu quân/phu nhân:
a) Sinh hoạt phí (sau đây viết tắt là SHP):
- Sinh hoạt phí được tính như sau:
+ Sinh hoạt phí được hưởng hàng tháng = Mức SHP của địa bàn x Chỉ số SHP của cá nhân.
Trong đó: Mức sinh hoạt phí của địa bàn = Mức SHP cơ sở x Hệ số địa bàn
+ Sinh hoạt phí dưới 1 tháng:
SHP được hưởng = (SHP tháng được hưởng theo quy định x Số ngày hưởng) / 30 ngày
Chứng từ làm căn cứ thanh toán sinh hoạt phí gồm: Quyết định đồng ý cho đi theo tiêu chuẩn phu nhân/phu quân và giấy giới thiệu trả sinh hoạt phí của cơ quan chủ quản của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bản phô tô hộ chiếu trang nhân thân và trang đóng dấu xuất, nhập cảnh.
- Sinh hoạt phí của thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài:
+ Được trả theo ngày thực tế có mặt ở nước sở tại phù hợp với thời gian ghi trong quyết định cử đi công tác tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (trừ trường hợp về Việt Nam công tác quy định tại Điểm c Khoản 9 Điều 8 Thông tư này).
+ Trong thời gian nghỉ phép năm được hưởng nguyên sinh hoạt phí.
+ Nữ thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài khi sinh con được hưởng theo chế độ thai sản với mức hưởng bằng 100% mức lương bình quân tiền lương, tiền công đóng Bảo hiểm xã hội do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả và thôi không được hưởng chế độ sinh hoạt phí trong thời gian nghỉ theo chế độ thai sản.
- Sinh hoạt phí của phu nhân/phu quân:
Sinh hoạt phí của phu nhân/phu quân được trả theo ngày thực tế có mặt ở nước sở tại. Phu nhân/phu quân khi rời địa bàn công tác về nước để giải quyết việc riêng thì phải được sự đồng ý của Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và không được hưởng sinh hoạt phí trong những ngày về nước. Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước có trách nhiệm quy định cụ thể về quy chế sinh hoạt, hoạt động của phu nhân/phu quân.
b) Việc chi trả sinh hoạt phí được thực hiện trên cơ sở:
Bảng sinh hoạt phí theo mẫu C02a-HD ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
Trường hợp chi sinh hoạt phí bằng tiền địa phương thì quy đổi từ mức sinh hoạt phí bằng đô la Mỹ (USD) ra tiền địa phương theo tỷ giá do ngân hàng nước sở tại thông báo tại thời điểm chi sinh hoạt phí (đính kèm tỷ giá của ngân hàng sở tại).
…
Như vậy, theo quy định trên thì sinh hoạt phí hưởng hàng tháng của phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được tính theo công thức sau:
Sinh hoạt phí được hưởng hàng tháng = Mức SHP của địa bàn x Chỉ số SHP của cá nhân.
Trong đó: Mức sinh hoạt phí của địa bàn = Mức SHP cơ sở x Hệ số địa bàn
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ sinh hoạt cho phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được bố trí ở đâu?
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ sinh hoạt cho phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được bố trí theo quy định tại Điều 13 Nghị định 08/2019/NĐ-CP như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Phu nhân Đại sứ được cử đi công tác cùng Đại sứ ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt theo nguồn kinh phí được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?