Đại sứ khi trình Quốc thư thì có được phép gặp mặt Chủ tịch nước hay không? Việc đưa đón Đại sứ trình Quốc thư như thế nào?
Đại sứ trong hoạt động đối ngoại là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 18/2022/NĐ-CP có quy định về đại sứ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong phạm vi Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. “Trường hợp đặc biệt” là trường hợp được cơ quan chủ trì đề xuất áp dụng một số biện pháp lễ tân quy định tại Nghị định này hoặc của khách cấp cao hơn được quy định trong Nghị định này nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
11. “Cơ quan đại diện nước ngoài” gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam.
12. “Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài” là Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm Đại sứ thường trú tại Việt Nam và Đại sứ không thường trú (sau đây gọi chung là Đại sứ).
13. “Trưởng cơ quan đại diện lãnh sự” là Người đứng đầu cơ quan đại diện lãnh sự tại các địa phương (sau đây gọi chung là Tổng lãnh sự).
14. “Trưởng cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam” là Người đứng đầu tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc (sau đây gọi chung là Trưởng Đại diện).
...
Theo đó, Đại sứ trong hoạt động đối ngoại là Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài (Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm Đại sứ thường trú tại Việt Nam và Đại sứ không thường trú).
Đại sứ khi trình Quốc thư thì có được phép gặp mặt Chủ tịch nước hay không? Việc đưa đón Đại sứ trình Quốc thư như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc đưa đón Đại sứ đi trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về việc trình Quốc thư như sau:
Trình Quốc thư và Thư ủy nhiệm
1. Đại sứ trình Quốc thư:
a) Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch;
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan liên quan tổ chức 04 đợt trình Quốc thư một năm, vào khoảng giữa mỗi quý. Trường hợp đặc biệt, Bộ Ngoại giao kiến nghị tổ chức đợt trình Quốc thư riêng;
c) Thành phần tham dự Lễ trình Quốc thư: Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước và lãnh đạo cấp Vụ, Bộ Ngoại giao;
d) Bộ Ngoại giao cử cán bộ và bố trí xe đưa đón Đại sứ đi trình Quốc thư. Xe Đại sứ đi trình Quốc thư có 4 mô-tô hộ tống. Sau khi trình Quốc thư, xe đưa Đại sứ trở về cắm cờ nước cử;
đ) Trước cửa Phủ Chủ tịch bố trí đội hình tiêu binh danh dự chào khi Đại sứ đến và về. Trước cửa phòng trình Quốc thư bố trí gác tiêu binh danh dự mở cửa phòng. Bố trí một tiêu binh danh dự mở cửa xe đưa đón Đại sứ tại vị trí dừng xe;
e) Trước khi trình Quốc thư, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao tiếp Đại sứ để nhận bản sao Quốc thư và giới thiệu nghi lễ trình Quốc thư.
2. Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc trình Thư ủy nhiệm:
a) Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc trình Thư ủy nhiệm lên Thủ tướng Chính phủ tại Văn phòng Chính phủ;
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức buổi trình Thư ủy nhiệm.
3. Bộ Ngoại giao tiếp nhận Thư ủy nhiệm của Tổng Lãnh sự.
Theo đó, Bộ Ngoại giao sẽ cử cán bộ và bố trí xe đưa đón Đại sứ đi trình Quốc thư.
Xe Đại sứ đi trình Quốc thư có 4 mô-tô hộ tống. Sau khi trình Quốc thư, xe đưa Đại sứ trở về cắm cờ nước cử.
Trước cửa Phủ Chủ tịch bố trí đội hình tiêu binh danh dự chào khi Đại sứ đến và về.
Trước cửa phòng trình Quốc thư bố trí gác tiêu binh danh dự mở cửa phòng. Bố trí một tiêu binh danh dự mở cửa xe đưa đón Đại sứ tại vị trí dừng xe.
Đại sứ khi trình Quốc thư thì có được phép gặp mặt Chủ tịch nước hay không?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đại sứ chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo Đảng, Nhà nước
1. Sau khi Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao và điều kiện cho phép.
2. Khi Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ, Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ chào từ biệt Chủ tịch nước và lãnh đạo Bộ Ngoại giao theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao. Trường hợp đặc biệt, thu xếp chào Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
3. Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao mời cơm thân chia tay và có quà tặng Đại sứ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Như vậy, sau khi Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ chào xã giao Chủ tịch nước theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao và điều kiện cho phép.
Theo đó, trong trường hợp điều kiện cho phép và cơ quan đại diện ngoại giao có đề nghị thì Đại sứ mới có thể được gặp Chủ tịch nước sau khi trình Quốc thư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?
- Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Kiểm toán viên không được kiểm toán đối với các bộ phận?
- Quy trình số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế bao gồm các bước nào?