Phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức cấp tỉnh loại A3 có được dùng để hưởng bảo hiểm xã hội không?
Công chức cấp tỉnh loại A3 được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
a) Mức phụ cấp như sau:
a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, công chức cấp tỉnh loại A3 nếu sau 3 năm làm việc đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức cấp tỉnh loại A3 có được dùng để hưởng bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương của công chức cấp tỉnh loại A3 được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 204/2004/NĐ-CP nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương như sau:
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương
1. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.
3. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu.
4. Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà vẫn còn thiếu.
Như vậy, nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương của công chức cấp tỉnh loại A3 được quy định như trên.
Phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức cấp tỉnh loại A3 có được dùng để hưởng bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
...
c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức cấp tỉnh loại A2 được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?