Phòng Biên tập của Tạp chí Bảo hiểm xã hội có chức năng gì? Phòng Biên tập của Tạp chí Bảo hiểm xã hội có những quyền hạn và nhiệm vụ nào?
Phòng Biên tập của Tạp chí Bảo hiểm xã hội có chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1074/QĐ-BHXH năm 2014, có quy định về phòng Biên tập như sau:
Phòng Biên tập
1. Chức năng
Phòng Biên tập có chức năng giúp Tổng biên tập tổ chức nội dung và biên tập, xuất bản Tạp chí bản in và Tạp chí điện tử trên Internet.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Phòng Biên tập của Tạp chí Bảo hiểm xã hội có chức năng giúp Tổng biên tập tổ chức nội dung và biên tập, xuất bản Tạp chí bản in và Tạp chí điện tử trên Internet.
Tạp chí Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Phòng Biên tập của Tạp chí Bảo hiểm xã hội có những quyền hạn và nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1074/QĐ-BHXH năm 2014, có quy định về phòng Biên tập như sau:
Phòng Biên tập
…
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Căn cứ vào định hướng nội dung và kế hoạch xuất bản Tạp chí hàng năm và từng số, xây dựng đề cương trình Tổng Biên tập phê duyệt và tổ chức thực hiện việc đặt bài, viết bài đủ số lượng, đúng tiến độ thời gian;
2. Tổ chức công tác phóng viên, đi cơ sở khảo sát thu thập dữ liệu, lấy tin viết bài theo yêu cầu từng số xuất bản;
3. Tổ chức công tác biên tập đảm bảo số lượng, chất lượng, tiến độ thời gian theo quy trình biên tập xuất bản Tạp chí;
4. Tổ chức công tác thư ký tòa soạn, thiết kế maket bìa, trình bày nội dung trình Tổng Biên tập phê duyệt; chế bản ảnh, làm phim, sửa phông, theo dõi việc in ấn tại nhà in, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ xuất bản Tạp chí;
5. Xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài Ngành;
6. Quản lý trang thiết bị in ấn, chế bản và trang thiết bị phục vụ phóng viên hoạt động nghiệp vụ;
7. Đánh giá chất lượng bài, dự kiến nhuận bút từng số trình Tổng Biên tập phê duyệt;
8. Tham mưu cho Tổng Biên tập thiết kế giao diện, chỉnh sửa, nâng cấp, hoàn thiện Tạp chí điện tử;
9. Tổ chức việc lấy tin, biên tập tin Tạp chí điện tử trình Tổng biên tập duyệt phát hành hàng ngày trên Internet và theo dõi đề xuất mức trả nhuận bút hàng tháng, quý;
10. Quản lý viên chức, phóng viên, biên tập viên và tài sản của đơn vị;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập giao.
Như vậy, theo quy định trên thì phòng Biên tập của Tạp chí Bảo hiểm xã hội có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Căn cứ vào định hướng nội dung và kế hoạch xuất bản Tạp chí hàng năm và từng số, xây dựng đề cương trình Tổng Biên tập phê duyệt và tổ chức thực hiện việc đặt bài, viết bài đủ số lượng, đúng tiến độ thời gian;
- Tổ chức công tác phóng viên, đi cơ sở khảo sát thu thập dữ liệu, lấy tin viết bài theo yêu cầu từng số xuất bản;
- Tổ chức công tác biên tập đảm bảo số lượng, chất lượng, tiến độ thời gian theo quy trình biên tập xuất bản Tạp chí;
- Tổ chức công tác thư ký tòa soạn, thiết kế maket bìa, trình bày nội dung trình Tổng Biên tập phê duyệt; chế bản ảnh, làm phim, sửa phông, theo dõi việc in ấn tại nhà in, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ xuất bản Tạp chí;
- Xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài Ngành;
- Quản lý trang thiết bị in ấn, chế bản và trang thiết bị phục vụ phóng viên hoạt động nghiệp vụ;
- Đánh giá chất lượng bài, dự kiến nhuận bút từng số trình Tổng Biên tập phê duyệt;
- Tham mưu cho Tổng Biên tập thiết kế giao diện, chỉnh sửa, nâng cấp, hoàn thiện Tạp chí điện tử;
- Tổ chức việc lấy tin, biên tập tin Tạp chí điện tử trình Tổng biên tập duyệt phát hành hàng ngày trên Internet và theo dõi đề xuất mức trả nhuận bút hàng tháng, quý;
- Quản lý viên chức, phóng viên, biên tập viên và tài sản của đơn vị;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập giao
Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1074/QĐ-BHXH năm 2014, có quy định về trách nhiệm của Tổng Biên tập như sau:
Trách nhiệm của Tổng Biên tập
1. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 1, Điều 2 của Quy chế này.
2. Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng trong quản lý, điều hành mọi hoạt động của Tạp chí.
3. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Tạp chí; quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công chức, viên chức; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Tạp chí. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
4. Thực hiện quy định của pháp luật và của Tổng Giám đốc.
5. Phối hợp với các đơn vị trong và Ngoài ngành có liên quan để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm như sau:
- Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 1, Điều 2 của Quy chế này.
- Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng trong quản lý, điều hành mọi hoạt động của Tạp chí.
- Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Tạp chí; quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công chức, viên chức; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Tạp chí. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
- Thực hiện quy định của pháp luật và của Tổng Giám đốc.
- Phối hợp với các đơn vị trong và Ngoài ngành có liên quan để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?