Phó Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền chỉ đạo giải quyết công việc của đơn vị khi Kiểm toán trưởng vắng mặt không?
- Đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 làm việc theo chế độ gì?
- Phó Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền chỉ đạo giải quyết công việc của đơn vị khi Kiểm toán trưởng vắng mặt không?
- Phó Kiểm toán trưởng phải báo cáo hoặc xin ý kiến Kiểm toán trưởng trước khi quyết định những vấn đề nào?
Đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. KTNN chuyên ngành III làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Kiểm toán trưởng đối với các lĩnh vực công tác của KTNN chuyên ngành III; mọi hoạt động của KTNN chuyên ngành III phải tuân theo quy định của pháp luật và của KTNN;
2. Kiểm toán trưởng, các Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng phòng và toàn thể kiểm toán viên, công chức và người lao động của KTNN chuyên ngành III thực hiện theo đúng Quy chế làm việc của KTNN, Quy chế tổ chức hoạt động của Đoàn kiểm toán do KTNN ban hành và Quy chế làm việc của KTNN chuyên ngành III.
3. Các phòng thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được Kiểm toán trưởng giao.
...
Như vậy, đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Kiểm toán trưởng đối với các lĩnh vực công tác của đơn vị.
Phó Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền chỉ đạo giải quyết công việc của đơn vị khi Kiểm toán trưởng vắng mặt không? (Hình từ Internet)
Phó Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền chỉ đạo giải quyết công việc của đơn vị khi Kiểm toán trưởng vắng mặt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm f Điều 4 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Phó Kiểm toán trưởng
1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc
...
d) Phối hợp với Phó Kiểm toán trưởng khác để giải quyết công việc có liên quan; báo cáo với Kiểm toán trưởng những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Phó Kiểm toán trưởng;
e) Tuân thủ sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của Kiểm toán trưởng và chấp hành các quyết định của Kiểm toán trưởng;
f) Khi Kiểm toán trưởng vắng mặt, Phó Kiểm toán trưởng được Kiểm toán trưởng ủy quyền thay mặt lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của KTNN chuyên ngành III thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán trưởng phải báo cáo tình hình, kết quả giải quyết công việc với Kiểm toán trưởng khi Kiểm toán trưởng trở lại làm việc và chịu trách nhiệm trước Kiểm toán trưởng, trước pháp luật về các công việc được ủy quyền thực hiện;
g) Thay mặt Kiểm toán trưởng trong các mối quan hệ và phối hợp công tác với các đơn vị thuộc KTNN trong lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo yêu cầu của Kiểm toán trưởng;
...
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 chỉ khi được Kiểm toán trưởng ủy quyền mới có quyền chỉ đạo giải quyết công việc của đơn vị khi Kiểm toán trưởng vắng mặt.
Phó Kiểm toán trưởng phải báo cáo hoặc xin ý kiến Kiểm toán trưởng trước khi quyết định những vấn đề nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021 thì Phó Kiểm toán trưởng phải báo cáo hoặc xin ý kiến Kiểm toán trưởng trước khi quyết định những vấn đề sau:
(1) Những công việc được Kiểm toán trưởng phân công phụ trách, định kỳ mỗi tháng 03 lần Phó Kiểm toán trưởng báo cáo Kiểm toán trưởng để giải quyết công việc; trường hợp đột xuất do Kiểm toán trưởng quy định;
(2) Những vấn đề đột xuất, bất thường liên quan đến hoạt động kiểm toán và các hoạt động khác của đơn vị, Phó Kiểm toán trưởng phải báo cáo kịp thời với Kiểm toán trưởng để giải quyết;
(3) Những nhiệm vụ chưa có trong quy định của đơn vị; những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động Kiểm toán nhà nước và của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3;
(4) Những vấn đề bất thường, nhạy cảm liên quan đến hoạt động của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3, Phó kiểm toán trưởng phải báo cáo kịp thời với Kiểm toán trưởng để giải quyết;
(5) Những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau giữa Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; những vấn đề thể hiện quan điểm, nguyên tắc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3;
(6) Những vấn đề giữa các Phó Kiểm toán trưởng còn có ý kiến khác nhau liên quan đến lĩnh vực, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách;
(7) Trường hợp đi công tác ngoài kế hoạch công tác tháng, tuần và vắng mặt vì việc riêng từ 01 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Kiểm toán trưởng và chỉ được nghỉ khi Kiểm toán trưởng đồng ý;
(8) Những vấn đề quan trọng khác khi Phó Kiểm toán trưởng thấy cần thiết hoặc khi Kiểm toán trưởng yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?