Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản theo quy định là bao nhiêu?
- Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản theo quy định là bao nhiêu?
- Tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản là cơ quan nào?
- Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản theo quy định là bao nhiêu?
Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản được quy định tại Điều 4 Thông tư 224/2016/TT-BTC như sau:
Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
Như vậy, phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản được quy định cụ thể như sau:
(1) Trường hợp thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản: 800.000 Đồng/hồ sơ.
(2) Trường hợp thẩm định điều kiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản đối với quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân và doanh nghiệp đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản: 500.000 Đồng/hồ sơ.
Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản theo quy định là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản là cơ quan nào?
Tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề được quy định tại Điều 3 Thông tư 224/2016/TT-BTC như sau:
Tổ chức thu phí, lệ phí
1. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) thực hiện thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại mục 2a Điều 4 của Thông tư này; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên quy định tại mục 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thu phí thẩm định điều kiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản quy định tại mục 2b Điều 4 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản gồm:
(1) Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) thực hiện thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
(2) Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thu phí thẩm định đối với quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân và doanh nghiệp đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2015/NĐ-CP như sau:
Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân
1. Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú.
Người đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải có địa chỉ giao dịch.
2. Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân theo mẫu TP-QTV-04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này để đối chiếu.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho người đó; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
(1) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân theo mẫu TP-QTV-04 ban hành kèm theo Nghị định 22/2015/NĐ-CP: TẢI VỀ
(2) Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có thể yêu cầu người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?