Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được giảm đến hết năm 2023 như thế nào theo Thông tư 44/2023/TT-BTC?
- Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được giảm đến hết năm 2023 như thế nào theo Thông tư 44/2023/TT-BTC mới nhất?
- Các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được quy định như thế nào?
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị thu hồi trong các trường hợp nào?
- Ai có thẩm quyền thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được giảm đến hết năm 2023 như thế nào theo Thông tư 44/2023/TT-BTC mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC quy định như sau:
Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt bằng 50% mức thu phí quy định tại Điều 3 Thông tư 295/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 295/2016/TT-BTC quy định như sau:
Mức thu phí
Mức phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được xác định là 8% trên doanh thu kinh doanh vận tải đường sắt.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mức phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được xác định là 4% trên doanh thu kinh doanh vận tải đường sắt.
Mức thu phí này được áp dụng từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Thu hồi tài sản.
2. Điều chuyển tài sản.
3. Bán tài sản.
4. Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao.
5. Thanh lý tài sản.
6. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm có các hình thức như sau:
- Thu hồi tài sản.
- Điều chuyển tài sản.
- Bán tài sản.
- Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao.
- Thanh lý tài sản.
- Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
- Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được giảm đến hết năm 2023 như thế nào theo Thông tư 44/2023/TT-BTC mới nhất? (Hình từ internet)
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý;
b) Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích; cho mượn tài sản;
c) Bán, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
d) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý;
- Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích; cho mượn tài sản;
- Bán, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
- Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ai có thẩm quyền thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn liền với đất trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các cơ quan có liên quan, trừ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
...
Theo đó, thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm có:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn liền với đất trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các cơ quan có liên quan, trừ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?