Để bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thì chủ đầu tư cần có trách nhiệm gì khi thực hiện công trình xây dựng ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt?
Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Đường sắt 2017 quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm: các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm, phá hoại công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là giới hạn được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với công trình đường sắt để quản lý, bảo vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định công trình đường sắt và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt, bao gồm:
a) Phạm vi bảo vệ đường sắt;
b) Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
c) Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;
d) Phạm vi bảo vệ ga, đề-pô đường sắt;
đ) Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt;
e) Phạm vi bảo vệ các công trình đường sắt khác.
...
Theo quy định trên thì bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt là các hoạt động:
- Bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt;
- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn;
- Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm, phá hoại công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Để bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thì chủ đầu tư cần có trách nhiệm gì khi thực hiện công trình xây dựng ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt? (Hình từ Internet)
Trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thì Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 24 Luật Đường sắt 2017 quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm sau đây trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư:
a) Tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường sắt đi qua tổ chức bảo vệ công trình đường sắt đặc biệt quan trọng;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt và an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn;
b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.
3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt hoạt động thông suốt, an toàn;
b) Trường hợp đất dành cho đường sắt bị xâm phạm phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
...
Từ quy định trên thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm:
(1) Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt và an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn;
(2) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.
Để bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thì chủ đầu tư cần có trách nhiệm gì khi thực hiện công trình xây dựng ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt?
Theo khoản 4 Điều 23 Luật Đường sắt 2017 thì khi xây dựng công trình ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt chủ đầu tư cần đảm bảo:
(1) Việc xây dựng công trình ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt không được làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt;
(2) Trường hợp việc xây dựng công trình ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt nhưng có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông vận tải đường sắt thì chủ đầu tư công trình phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt;
(3) Chủ đầu tư công trình phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?