Phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em có cần gây mê người bệnh hay không? Người được phẫu thuật phải thực hiện theo dõi ra sao?
- Phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em có cần gây mê người bệnh hay không?
- Sau khi phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em thì thực hiện theo dõi ra sao?
- Sau khi phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em thì nếu xảy ra tai biến thì xử lý ra sao?
Phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em có cần gây mê người bệnh hay không?
Phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU NGOẠI VI Ở TRẺ EM
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo quy định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).
2. Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.
3. Thực hiện kỹ thuật:
- Vô cảm và chuẩn bị Người bệnh: Gây mê nội khí quản; theo dõi huyết áp và điện tim. Đặt thông tiểu, theo dõi huyết áp liên tục trong các trường hợp người bệnh nặng, mất máu nhiều. Đặt tư thế phù hợp với vị trí mạch máu tổn thương; sát trùng; trải toan.
Tư thế cụ thể: Với ĐM nách: nằm nghiêng 900, tay treo vuông góc với thân mình. Với ĐM cánh tay, quay, trụ: người bệnh nằm ngửa, tay để vuông góc với thân mình. Với ĐM khoeo: Gối gấp 1350 và có kê gối (Bio) dưới gối. Với ĐM khác của chi dưới: nằm ngửa.
- Kỹ thuật :
+ Phẫu thuật mạch máu được tiến hành sau phẫu thuật cấp cứu kết hợp xương trong các trường hợp chấn thương mạch máu theo cơ chế gián tiếp (Gãy xương gây tổn thương mạch).
+ Rạch da theo đường đi của mạch máu (Theo đường định hướng của các mạch cụ thể). Có thể đường vào theo vết thương có sẵn nếu thuận lợi.
+ Bộc lộ động mạch ở trên và dưới vị trí bị tổn thương để kiểm soát chảy máu là lý tưởng nhất, trong trường hợp mạch máu còn đang chảy, kết hợp cầm máu trong mổ bằng ép tại chỗ hoặc garo.
+ Heparin toàn thân liều 50-100UI/kg.
+ Kẹp mạch máu trên và dưới tổn thương.
+ Phục hồi lưu thông mạch máu theo các kỹ thuật sau đây (lưu ý sử dụng chỉ tiêu và khâu mũi rời):
o Nối trực tiếp mạch máu
o Ghép đoạn/ vá mạch tổn thương bằng TM hiển đảo chiều (có thể dùng TM đùi nông hoặc động mạch chậu trong)
o Ghép đoạn/vá mạch tổn thương bằng mạch nhân tạo
+ Đặt dẫn lưu trong trường hợp cần thiết.
+ Đóng các vết mổ, kết thúc phẫu thuật.
...
Theo đó, phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em ở bước tiến hành kỹ thuật như sau:
- Vô cảm và chuẩn bị Người bệnh: Gây mê nội khí quản; theo dõi huyết áp và điện tim.
Đặt thông tiểu, theo dõi huyết áp liên tục trong các trường hợp người bệnh nặng, mất máu nhiều.
Đặt tư thế phù hợp với vị trí mạch máu tổn thương; sát trùng; trải toan.
Tư thế cụ thể: Với ĐM nách: nằm nghiêng 900, tay treo vuông góc với thân mình.
Với ĐM cánh tay, quay, trụ: người bệnh nằm ngửa, tay để vuông góc với thân mình.
Với ĐM khoeo: Gối gấp 1350 và có kê gối (Bio) dưới gối. Với ĐM khác của chi dưới: nằm ngửa.
Như vậy, phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em phải trải qua phương pháp vô cảm và chuẩn bị Người bệnh: Gây mê nội khí quản; theo dõi huyết áp và điện tim.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Sau khi phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em thì thực hiện theo dõi ra sao?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU NGOẠI VI Ở TRẺ EM
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Nhịp tim, mạch, huyết áp trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Cho thuốc chống đông (heparin) ngay sau 6 - 8 giờ đầu sau mổ, nếu hết nguy cơ chảy máu.
...
Theo đó, sau khi phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em thì theo dõi các vấn đề như:
- Nhịp tim, mạch, huyết áp trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Cho thuốc chống đông (heparin) ngay sau 6 - 8 giờ đầu sau mổ, nếu hết nguy cơ chảy máu.
Như vậy, sau khi phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em thì cần theo dõi các vấn đề như trên.
Sau khi phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em thì nếu xảy ra tai biến thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU NGOẠI VI Ở TRẺ EM
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
...
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu: điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu máu phun thành tia qua vết mổ, có khối máu tụ lớn, có rối loạn huyết động.
- Tắc mạch sau mổ: Do không xử lý hết (bỏ sót) tổn thương, kỹ thuật khâu phục hồi lưu thông mạch hoặc sử dụng thuốc chống đông chưa hợp lý. Chỉ định mổ lại phục hồi lưu thông mạch.
- Hội chứng tái tưới máu: Mở cân vùng bị thiếu máu, cắt lọc các vùng cơ hoại tử, trong trường hợp nặng cần xem xét cắt cụt chi sớm.
- Nhiễm trùng: Có thể tại chỗ hoặc toàn thân, xử trí từ nhẹ đến nặng bao gồm cắt chỉ cách quãng, mổ lại, thắt mạch hoặc cắt cụt.
- Các biến chứng của đông máu (tăng hoặc giảm đông): điều chỉnh thuốc chống đông.
Như vậy, có thể thấy rằng sau khi phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em thì nếu xảy ra tai biến như các trường hợp trên thì người thực hiện tiến hành xử lý như quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?