Phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ thực hiện theo các bước nào? Phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ chống chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ thực hiện theo các bước nào?
Phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN GIƯỜNG THẦN KINH TRỤ
...
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.Tư thế:
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ.
- Tay dạng 90o so với trục cơ thể, tay đặt trên 1 bàn nhỏ.
- Sát khuẩn tới gốc chi phẫu thuật.
2. Vô cảm:
- Tê đám rối cánh tay.
- Mask thanh quản đối với trẻ nhỏ.
3. Kỹ thuật:
- Dồn máu, garogốc chi bằng garo chun hoặc garo hơi.
- Rạch da 10cm mặt sau trong của khuỷu.
- Bóc tách tổ chức dưới da, cân - cơ, bộc lộ thần kinh. Chú ý đốt điện cầm máu các nhánh mạch xiên nuôi cơ.
- Phẫu tích, tách bao dây thần kinh ra khỏi tổ chức xơ dính.
- Cắt bỏ tổ chức xơ dính.
- Chuyển dây thần kinh ra phía trước lồi cầu trong, có thể đặt dây thần kinh phía trước cơ hoặc phủ cơ che.
- Bơm rửa làm sạch vết mổ.
- Đặt 1 DL áp lực âm.
- Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu.
4. Thời gian thực hiện: 60 phút - 90 phút/ca phẫu thuật.
...
Theo đó, phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ thực hiện theo các bước như sau:
1) Tư thế:
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ.
- Tay dạng 90o so với trục cơ thể, tay đặt trên 1 bàn nhỏ.
- Sát khuẩn tới gốc chi phẫu thuật.
2) Vô cảm:
- Tê đám rối cánh tay.
- Mask thanh quản đối với trẻ nhỏ.
3) Kỹ thuật:
- Dồn máu, garogốc chi bằng garo chun hoặc garo hơi.
- Rạch da 10cm mặt sau trong của khuỷu.
- Bóc tách tổ chức dưới da, cân - cơ, bộc lộ thần kinh. Chú ý đốt điện cầm máu các nhánh mạch xiên nuôi cơ.
- Phẫu tích, tách bao dây thần kinh ra khỏi tổ chức xơ dính.
- Cắt bỏ tổ chức xơ dính.
- Chuyển dây thần kinh ra phía trước lồi cầu trong, có thể đặt dây thần kinh phía trước cơ hoặc phủ cơ che.
- Bơm rửa làm sạch vết mổ.
- Đặt 1 DL áp lực âm.
- Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu.
4) Thời gian thực hiện: 60 phút - 90 phút/ca phẫu thuật.
Như vậy phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ thực hiện theo các bước theo quy định trên.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ chống chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN GIƯỜNG THẦN KINH TRỤ
...
II. CHỈ ĐỊNH
Đã được chẩn đoán xác định chèn ép thần kinh trụ tại rãnh lồi cầu trong, được phục hồi chức năng và điều trị nội nhưng không hiệu quả.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tại chi thể phẫu thuật.
- Người bệnh có các bệnh nội khoa, ngoại khoa không đáp ứng đủ điều kiện để gây mê, gây tê hay phẫu thuật.
Theo đó, phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ sẽ chống chỉ định đối với trường hợp
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tại chi thể phẫu thuật.
- Người bệnh có các bệnh nội khoa, ngoại khoa không đáp ứng đủ điều kiện để gây mê, gây tê hay phẫu thuật.
Như vậy, theo quy định trên thì phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ chống chỉ định trong những trường hợp trên.
Sau khi phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ cần phải theo dõi ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN GIƯỜNG THẦN KINH TRỤ
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Sau mổ 24h theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp người bệnh.
- Thay băng và theo dõi tình trạng vết mổ 2 ngày 1 lần.
- Theo dõi lượng dịch ra dẫn lưu mỗi 24h, rút dẫn lưu khi dịch ra < 50ml/24h.
- Sử dụng các thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề và dịch truyền sau mổ.
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng từ ngày thứ 2 sau mổ.
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu: số lượng ít, tiến hành băng ép cầm máu. Số lượng nhiều, máu đỏ tươi, chảy rỉ rả, có thể sát khuẩn, tách mép vết mổ, cầm máu dưới da tại giường. Nếu không hiệu quả, cần mổ lại cầm máu.
- Nhiễm khuẩn: Thay kháng sinh theo kháng sinh đồ, truyền dịch bù điện giải. Không hiệu quả, cần mổ lại, nạo viêm, đặt dẫn lưu, đóng da thưa tiếp tục theo dõi.
- Tổn thương dây thần kinh: tổn thương 1 phần, khâu nối bao thần kinh. Đứt đoạn, vi phẫu nối sợi thần kinh. Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ.
Theo đó, sau khi phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ cần phải theo dõi người bệnh như:
- Sau mổ 24h theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp người bệnh.
- Thay băng và theo dõi tình trạng vết mổ 2 ngày 1 lần.
- Theo dõi lượng dịch ra dẫn lưu mỗi 24h, rút dẫn lưu khi dịch ra < 50ml/24h.
- Sử dụng các thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề và dịch truyền sau mổ.
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng từ ngày thứ 2 sau mổ.
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ cần phải theo dõi người bệnh để có thể thực hiện đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?