Phân biệt điểm khác nhau giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ theo quy định pháp luật?
Điểm giống nhau của trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
Điểm giống nhau của trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ đều là loại hình của trái phiếu theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP
- Đều là chứng chỉ nợ, quy định trách nhiệm thanh toán nợ của bên phát hành được quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
- Thường có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm;
- Có khả năng mua đi bán lại, tặng hoặc chuyển nhượng.
Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ (Hình từ Internet)
Phân biệt điểm khác nhau giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu doanh nghiệp | Trái phiếu Chính phủ | |
Căn cứ pháp lý: | ||
Khái niệm | Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành | Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP thì trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước |
Chủ thể phát hành | Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. | Bộ Tài chính |
Mục đích phát hành | Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP - Để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; - Cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. | Khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2011/NĐ-CP - Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; - Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn; - Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ; - Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật; - Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. |
Lãi suất | Khoản 6 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp không ổn định, tùy thuộc vào doanh nghiệp ban hành. + Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi. + Doanh nghiệp phát hành quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt chào bán phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. | Khoản 5 Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì lãi suất của trái phiếu Chính phủ thường được giữ ở mức cố định và bình ổn trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. + Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước. + Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. |
Kỳ hạn | - Do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp. | - Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm. - Các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ. |
Mệnh giá | 100.000.000 đồng hoặc bội số của 100.000.000 đồng. | 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng. |
Bảo tồn vốn và rủi ro | Khả năng bảo toàn vốn là tương đối, trái phiếu doanh nghiệp thấp hơn so với trái phiếu Chính phủ do những rủi ro là đến từ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. | Khả năng bảo toàn vốn gần như là tuyệt đối, trái phiếu Chính phủ hơn so với Trái phiếu doanh nghiệp, mọi hoạt động của nhà nước thường sẽ ổn định hơn doanh nghiệp. |
Ngân hàng thương mại có quyền tham gia đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ không?
Ngân hàng thương mại có quyền tham gia đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ
…
3. Đối tượng tham gia đấu thầu: Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này. Các đối tượng khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này mua trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường.
…
Theo đó tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì ngân hàng thương mại nếu đáp ứng điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường và nộp hồ sơ đăng ký nhà tạo lập thị trường thì được tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ.
Tại khoản tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP và điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP thì nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được tham gia đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019 thì ngân hàng thương mại là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Do đó ngân hàng thương mại được tham gia đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp.
Theo các phân tích trên thì ngân hàng thương mại có thể tham gia đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?