Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng chế độ chính sách gì? Phạm nhân là người nước ngoài thì có được bố trí giam giữ riêng không?

Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng chế độ chính sách gì? Phạm nhân là người nước ngoài thì có được bố trí giam giữ riêng không? Nếu người đó chết trong trại giam thì sao? - Câu hỏi của anh Hoàng Phú đến từ Ninh Thuận

Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng chế độ chính sách gì?

Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về chế độ chính sách đối với phạm nhân là người nước ngoài như sau:

Chế độ, chính sách đối với phạm nhân là người nước ngoài
Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng các quy định về chế độ, chính sách như đối với phạm nhân là người Việt Nam, ngoài ra còn được nghỉ thêm 01 ngày Quốc khánh và 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của nước mà phạm nhân mang quốc tịch. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Như vậy, phạm nhân là người nước ngoài được hưởng các quy định về chế độ chính sách như đối với phạm nhân là người Việt Nam.

Ngoài ra, phạm nhân là người nước ngoài còn được nghỉ thêm 01 ngày Quốc khánh và 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của nước mà phạm nhân mang quốc tịch. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng chế độ chính sách gì?

Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng chế độ chính sách gì? (Hình từ Internet)

Phạm nhân là người nước ngoài thì có được bố trí giam giữ riêng không?

Căn cứ vào Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giam giữ phạm nhân như sau:

Giam giữ phạm nhân
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;
c) Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật.
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
đ) Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
g) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
3. Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.
4. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và điểm g khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng.
5. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định việc phân loại, chuyển khu giam giữ.

Từ quy định trên thì những phạm nhân được bố trí giam giữ riêng bao gồm:

- Phạm nhân nữ;

- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;

- Phạm nhân là người nước ngoài;

- Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

- Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;

- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;

- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.

Như vậy, phạm nhân là người nước ngoài cũng thuộc vào trường hợp được bố trí giam giữ riêng.

Nếu phạm nhân là người nước ngoài chết trong trại giam thì sao?

Căn cứ vào Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau:

- Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài chết, Giám thị trại giam phải báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân;

Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam có trách nhiệm tổ chức mai táng.

- Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài chết, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi thông báo về phạm nhân chết, nếu cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch không đề nghị nhận tử thi thì trại giam tổ chức mai táng.

- Trường hợp thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.

Việc nhận hài cốt chỉ được giải quyết sau thời hạn 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì việc nhận tử thi hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định.

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì có được trả tiền không?
Pháp luật
Người yêu có được phép thăm gặp phạm nhân? Nếu được thì có cần Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết không?
Pháp luật
Bạn bè có được vào trại giam thăm phạm nhân không? Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân là gì?
Pháp luật
Phạm nhân phải xưng hô như thế nào trong trại giam? Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ ra sao?
Pháp luật
Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?
Pháp luật
Phạm nhân vượt ngục sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp phạm nhân bỏ trốn giải quyết ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam sẽ bị phạt tù thêm bao nhiêu năm? Phạm nhân bỏ trốn trong thời gian bao lâu thì bị truy nã?
Pháp luật
Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn như thế nào? Phạm nhân bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân được để kiểu tóc gì khi đi tù? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm nhân tại cơ sở giam giữ?
Pháp luật
Khi nào phạm nhân được sử dụng buồng hạnh phúc? Những vật dụng được mang khi gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,999 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phạm nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phạm nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào