Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?

Đi tù là gì? Đi tù được hiểu như thế nào theo thuật ngữ pháp lý? Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Theo quy định pháp luật hiện nay thì có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?

Đi tù là gì? Đi tù được hiểu như thế nào theo thuật ngữ pháp lý?

Theo Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm hình phạt như sau:

Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Và các hình phạt chính có thể áp dụng đối với người phạm tội tại Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 gồm:

Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.

Như vậy, đi tù được hiểu là thuật ngữ chỉ những người phạm tội đã bị kết án bằng bản án của cơ quan có thẩm quyền và đang chấp hành án phạt tù theo quy định pháp luật.

Theo đó, người đang đi tù có thể là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân (không thời hạn).

Đồng thời theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 39 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định cụ thể về tù có thời hạn và tù chung thân như sau:

Tù có thời hạn
1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.
Tù chung thân
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?

Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không? (Hình từ Internet)

Đang đi tù bố mẹ chết có được về chịu tang bố mẹ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo.
...

Và theo khoản 17 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về việc trích xuất phạt như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Trích xuất là việc thực hiện quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ra khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định.
...

Đồng thời theo khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì phạm nhân là phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

Như vậy, người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân được trích xuất - đưa ra khỏi nơi giam giữ nhằm mục đích phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định. Do đó, người đang đi tù bố mẹ chết sẽ không được về chịu tang vì không thuộc trường hợp được trích xuất theo quy định pháp luật.

Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?

Căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Theo đó, bảo lĩnh (hay thường được gọi là bão lãnh) là một trong các biện pháp ngăn chặn.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
...

Đồng thời, người đang đi tù là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân theo bản án của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, biện pháp bảo lãnh không thể áp dụng đối với người đang đi tù. Do đó, không thể bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ.

Phạm nhân
Người chấp hành án phạt tù
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?
Pháp luật
Phạm nhân vượt ngục sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp phạm nhân bỏ trốn giải quyết ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam sẽ bị phạt tù thêm bao nhiêu năm? Phạm nhân bỏ trốn trong thời gian bao lâu thì bị truy nã?
Pháp luật
Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn như thế nào? Phạm nhân bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân được để kiểu tóc gì khi đi tù? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm nhân tại cơ sở giam giữ?
Pháp luật
Khi nào phạm nhân được sử dụng buồng hạnh phúc? Những vật dụng được mang khi gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc?
Pháp luật
Trong trường hợp nào phạm nhân phải làm thêm giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì được hưởng chế độ như thế nào?
Pháp luật
Người chấp hành án phạt tù thì có được sử dụng tiền do người thân gửi vào để mua vật dụng cá nhân hay không?
Pháp luật
Người đi tù được ăn bao nhiêu tiền trên khẩu phần một ngày? Người đi tù thì được cấp cho những vật dụng cá nhân nào?
Pháp luật
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì được nhận tiền từ thân nhân tối đa bao nhiêu lần mỗi tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân
43 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào