Phạm nhân có được sử dụng điện thoại di động để liên lạc với thân nhân trong cơ sở giam giữ không?
Có được mang điện thoại di động vào cơ sở giam giữ không?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm do Bộ Công an ban hành như sau:
Đồ vật cấm
1. Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; vật liệu nổ.
2. Công cụ hỗ trợ: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn và các loại công cụ hỗ trợ khác.
3. Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược.
4. Các chất ma túy, tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần.
5. Các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng chưa được sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở giam giữ; rượu, bia và các chất kích thích khác.
6. Các đồ vật bằng kim loại, đồ làm bằng sành sứ, đá, thủy tinh, phích nước và các đồ vật có thể dùng làm hung khí.
7. Tiền Việt Nam, các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.
8. Các loại giấy tờ khác như: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, bằng cấp, chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận khác.
9. Các loại thiết bị thông tin liên lạc cá nhân, phương tiện ghi âm, ghi hình.
10. Các loại sách, báo, ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, tôn giáo, tín ngưỡng chưa qua kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, băng đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá, sách, báo, ấn phẩm, tài liệu (in, viết) gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo dục phạm nhân.
11. Các đồ vật khác có thể gây mất an ninh, an toàn cơ sở giam giữ, gây nguy hại cho bản thân phạm nhân và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc để sử dụng vào mục đích đánh bạc.
Theo như quy định nêu trên thì điện thoại di động cũng là một thiết bị thông tin liên lạc cá nhân, phương tiện ghi âm, ghi hình nên thuộc vào các đồ vật cấm mang vào cơ sở giam giữ.
Phạm nhân có được sử dụng điện thoại di động để liên lạc với thân nhân trong cơ sở giam giữ không? (Hình từ Internet)
Phạm nhân có được sử dụng điện thoại di động để liên lạc với thân nhân trong cơ sở giam giữ không?
Nhưng bên cạnh đó, theo Điều 12 Thông tư 14/2020/TT-BCA do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định như sau:
Quy định về việc phạm nhân liên lạc với thân nhân bằng điện thoại
1. Các cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại cố định có dây hoặc không dây và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả từ tiền lưu ký theo hình thức ký sổ hoặc các nguồn tương trợ khác nhưng phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Phạm nhân được khen thưởng bằng hình thức “tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại thêm 01 lần trong tháng và không quá 10 phút. Trường hợp cấp bách, căn cứ nội dung đơn trình bày của phạm nhân, quản giáo phụ trách đội có trách nhiệm đề xuất Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết phạm nhân được liên lạc bằng điện thoại với thân nhân nhưng không quá 10 phút.
3. Khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải liên lạc đúng số điện thoại và nội dung đã đăng ký tại sổ theo dõi phạm nhân liên lạc với thân nhân bằng điện thoại; phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ phạm nhân là người dân tộc thiểu số hoặc phạm nhân là người nước ngoài không biết tiếng Việt.
...
Như vậy, phạm nhân không được mang điện thoại di động hay các thiết bị ghi âm, ghi hình vào cơ sở giam giữ.
Nhưng phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân như sau:
- Các cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại cố định có dây hoặc không dây và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân.
- Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả từ tiền lưu ký theo hình thức ký sổ hoặc các nguồn tương trợ khác nhưng phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân, cụ thể:
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
+ Phạm nhân là người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.
+ Phạm nhân được khen thưởng bằng hình thức “tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại thêm 01 lần trong tháng và không quá 10 phút.
+ Trường hợp cấp bách, căn cứ nội dung đơn trình bày của phạm nhân, quản giáo phụ trách đội có trách nhiệm đề xuất Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết phạm nhân được liên lạc bằng điện thoại với thân nhân nhưng không quá 10 phút.
Lưu ý: Khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải liên lạc đúng số điện thoại và nội dung đã đăng ký tại sổ theo dõi phạm nhân liên lạc với thân nhân bằng điện thoại; phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ phạm nhân là người dân tộc thiểu số hoặc phạm nhân là người nước ngoài không biết tiếng Việt.
- Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí địa điểm để phạm nhân gọi điện thoại và cử cán bộ giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi của phạm nhân với thân nhân khi liên lạc điện thoại.
- Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì phải dừng cuộc gọi, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.
- Cán bộ giám sát phải có sổ theo dõi, cập nhật thông tin về việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc với thân nhân bằng điện thoại.
Trong trường hợp nào thì phạm nhân không được liên lạc điện thoại với thân nhân?
Căn cứ vào khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Thông tư 14/2020/TT-BCA do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định như sau:
Quy định về việc phạm nhân liên lạc với thân nhân bằng điện thoại
...
4. Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân được bố trí giam giữ riêng hoặc đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể hạn chế việc liên lạc bằng điện thoại với thân nhân nhưng không quá 03 tháng. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc hạn chế liên lạc điện thoại cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
5. Phạm nhân đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác thì không được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc phạm nhân không được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
...
Như vậy, phạm nhân không được liên lạc điện thoại với thân nhân nếu thuộc vào các trường hợp sau đây:
- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân được bố trí giam giữ riêng hoặc đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể hạn chế việc liên lạc bằng điện thoại với thân nhân nhưng không quá 03 tháng.
Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc hạn chế liên lạc điện thoại cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
- Phạm nhân đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác thì không được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại.
Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc phạm nhân không được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?