Ở Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh có thể được bố trí ngạch Kiểm sát viên nào?
- Ở Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh có thể được bố trí ngạch Kiểm sát viên nào?
- Mức lương Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh mới nhất?
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Ở Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh có thể được bố trí ngạch Kiểm sát viên nào?
Ở Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh có thể được bố trí những ngạch Kiểm sát viên được căn cứ theo khoản 2 Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Ngạch Kiểm sát viên
1. Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên cao cấp;
c) Kiểm sát viên trung cấp;
d) Kiểm sát viên sơ cấp.
2. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì ở Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh có thể được bố trí những ngạch Kiểm sát viên sau:
- Kiểm sát viên cao cấp;
- Kiểm sát viên trung cấp;
- Kiểm sát viên sơ cấp.
Ở Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh có thể được bố trí ngạch Kiểm sát viên nào? (Hình từ Internet)
Mức lương Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh mới nhất?
Hiện nay, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát loại A1 ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể như sau:
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, bảng lương Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 2,34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2,67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3,00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3,66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3,99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4,32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4,65 | 8.370.000 |
Lưu ý: Mức lương áp dụng với Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
3. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về những việc Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh không được làm như sau:
Những việc Kiểm sát viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tổ chức thi vòng sơ khảo cấp trường sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024-2025?
- Sản lượng dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về là gì? Doanh nghiệp viễn thông có thuê bao có nghĩa vụ gì?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday có ý nghĩa gì? 1 năm có bao nhiêu lần Black Friday?
- Hotline trình báo về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì? Hồ sơ tố cáo lừa đảo bao gồm những giấy tờ gì?
- Mức lãi suất tiền gửi áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 48?